THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
394K

Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ – Dấu hiệu và cách trị dứt điểm

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh lang ben. Vậy nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ nhỏ như thế nào? Cách điều trị dứt điểm ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

I/ Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ và những thông tin cần biết​

Bệnh lang ben ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
Bệnh lang ben ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ra. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải chứng bệnh này và bệnh lang ben ở trẻ nhỏ cũng là tình trạng thường gặp.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm bé thường xuyên quấy khóc. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chưa hết, lang ben còn có thể làm thay đổi hoặc làm mất sắc tố trên da. Điều này sẽ làm mất thẩm mỹ, khiến trẻ trở nên tự ti khi con lớn lên. Chính vì vậy, điều trị cho con sớm và đúng cách sẽ giúp tránh được những vấn đề không mong muốn.

Triệu chứng​


Cũng giống như người trưởng thành, các biểu hiện bệnh lang ben ở trẻ nhỏ rất dễ nhận biết. Những triệu chứng này thường biểu hiện ngoài da, do đó chỉ cần chú ý một chút là có thể phát hiện ra được.

Thông thường, trẻ bị lang ben có biểu hiện điển hình là xuất hiện các mảng da với màu sắc khác nhau:

  • Nếu làn da của trẻ đậm màu, thấy có những mảng da màu sáng hơn. Với những bé có làn da trắng lại xuất hiện các mảng da đậm màu.
  • Hơi nổi vẩy hoặc da bong tróc tự nhiên
  • Những mảng da thay đổi sắc tố có kích thước không giống nhau và chúng có viền nổi bật.
  • Có cảm giác hơi ngứa, hoặc hơi ngứa ở những vị trí da bị thay đổi sắc tố.
  • Càng để lâu, vùng da bị bệnh càng lan rộng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tình trạng bệnh còn nặng nề hơn.

Những vùng da bị bệnh thường là vùng lưng, cổ, ngực, mặt… hiếm thấy ở vùng cẳng chân và đùi. Vì làn da của trẻ nhỏ mỏng manh, rất dễ tổn thương. Hơn nữa, các triệu chứng trên da còn gây khó chịu, làm trẻ ăn ngủ không ngon. Do đó, các mẹ cần chú ý để phát hiện và điều trị bệnh sớm cho bé.

Nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ nhỏ​

Thời tiết nóng ẩm là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben ở trẻ em
Thời tiết nóng ẩm là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben ở trẻ em

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh lang ben là do sự tăng trưởng quá mức của nấm men pityrosporum ovale trên da. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé. Dưới đây là những yếu tố thường gặp:

  • Phơi nắng nhiều
  • Do thời tiết: Thời tiết nóng ẩm, có nhiệt độ cao, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi để nấm pityrosporum ovale phát triển. Trong khi đó, sức để kháng ở trẻ còn yếu, làn da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Trẻ không được vệ sinh thường xuyên, bé sau khi tắm không được lau khô người trước khi mặc quần áo hoặc không được thay tã thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ em.
  • Cho bé mặc quần áo chật, nhiều lớp: Trẻ nhỏ sau khi vận động thường toát mồ hôi. Nếu mặc nhiều quần áo hoặc mặc quần áo chật sẽ khiến mồ hôi không được thoát ra ngoài. Điều này khiến cơ thể ẩm ướt, dễ làm pityrosporum ovale phát triển và gây bệnh.
  • Bệnh lang ben còn có thể xuất phát từ cơ địa của trẻ: Bé có làn da nhờn, cộng thêm với việc thay đổi nội tiết tô sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế, nắm rõ nguyên nhân gây bệnh cho con sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị.

Bệnh lang ben có lây không?​


Đây là vân đề khiến cho không ít người băn khoăn. Bệnh lang ben xảy ra do nhiễm nấm ngoài da nên chúng có khả năng lây nhiễm rất cao. Vì thế, nếu không có biện pháp phòng ngừa, nó có thể lây lan sang các vị trí khác của cơ thể hoặc lây từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm từ người sang người của bệnh lang ben bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với làn da của người bệnh
  • Mặc chung quần áo, khăn tắm
  • Ngủ chung giường, dùng chung gối
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh cho con
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh cho con

Khả năng lây lan của bệnh lang ben tăng lên khi gặp những yếu tố thuận lợi như: Đổ mồ hôi trong những ngày thời tiết nắng nóng, người phải làm các công việc nặng như công nhân xây dựng…

II/ Điều trị bệnh lang ben ở trẻ nhỏ​


Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó, điều trị bệnh lang ben ở trẻ em cũng cần phải đúng cách để không làm ảnh hưởng xấu đến bé. Dưới đây là các biện pháp chữa trị bệnh lang ben ở trẻ nhỏ thường được dùng:

Dùng thuốc tây​


Nếu trẻ bị lang ben, bác sĩ thường chỉ định cho sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc bôi đặc trị nấm pityrosporum ovale như: Fluconazole, ketoconazol, Terbinafine, Ciclopirox… Cần chú ý thoa thuốc hàng ngày, mỗi ngày một lần lên vùng da bị nhiễm bệnh.

Thông thường, sau khoảng 1 tuần thoa thuốc, làn da của bé sẽ trở lại bình thường. Nhưng để hạn chế nguy cơ tái phát, cần bôi thuốc cho con trong vòng 3 tuần để tiêu diệt hết nấm men. Trong quá trình điều trị, nên để cho vùng da bị bệnh thông thoáng để làm giảm sự phát tán của bệnh.

Nếu da của con bị tổn thương nặng, vùng da mất sắc tố bị lan trên diện rộng thì có thể cần đến thuốc chống nấm dạng uống. Các loại thuốc này có thể là Ketoconazol, Griseofulvin…

Tuy nhiên, dù chỉ sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc kem thoa ngoài, nhưng các phụ huynh cũng cần thận trọng. Nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để nắm rõ cách sử dụng, đồng thời không tự ý mua thuốc để chữa cho con.

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh lang ben ở trẻ em​

Chữa lang ben bằng chuối xanh là cách được nhiều người áp dụng
Chữa lang ben bằng chuối xanh là cách được nhiều người áp dụng

Nếu lo sợ việc điều trị lang ben cho trẻ bằng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng các mẹo chữa lang ben bằng dân gian. Đây là phương pháp rất đơn giản, dễ làm và an toàn nên sẽ tránh được nguy cơ gây hại cho làn da của bé. Dưới đây là các cách chữa bệnh lang ben bằng dân gian thường được áp dụng:

+) Dùng chuối xanh chữa lang ben:​


Để chữa lang ben bằng chuối xanh cho con, các mẹ có thể thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị chuối tiêu xanh, lưu ý là nên chọn quả chưa già lắm để chúng có nhiều mủ. Sau đó, cắt chúng ra làm đôi và xát mủ chuối lên vùng da cần điều trị. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng khoảng 7 ngày sẽ thấy chúng mang đến tác dụng tốt.

+) Bài thuốc từ rau răm chữa lang ben ở trẻ em:​


Ngoài chuối xanh, chữa bệnh lang ben ở trẻ em bằng rau răm cũng là bài thuốc mang đến tác dụng tốt. Theo Đông y, loại rau này có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, khử khuẩn. Do đó, dùng nó chữa bệnh cũng là cách các mẹ nên thử.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Các mẹ chỉ cần chuẩn bị lá rau răm tươi, rửa sạch, để ráo. Sau đó lấy nó giã nát, đem ngâm cùng với chút rượu rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Thực hiện đều đặn chừng 2 – 3 lần mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy các tổn thương trên da giảm hẳn.

+) Dùng củ riềng:​


Không chỉ được dùng như một loại gia vị để chế biến nhiều món ăn, riềng còn có thể chữa bệnh. Theo Đông y, loại củ này có vị cay, mùi thơm, có tác dụng ôn trung, trị phong thấp, giúp giảm đau, chữa lang ben, hắc lào…

Cách chữa bệnh từ củ riềng rất đơn giản và cũng mang đến tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh
Cách chữa bệnh từ củ riềng rất đơn giản và cũng mang đến tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh

Nếu con yêu của bạn bị lang ben, có thể áp dụng cách chữa trị từ riềng như sau:

  • Cách 1: Riềng gọt vỏ, rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Đem chúng thoa lên vùng da cần điều trị khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Để tăng thêm công dụng, mẹ có thể lấy gừng giã nát ngâm với rượu. Sau đó cũng dùng hỗn hợp này để thoa lên da.
  • Cách 3: Gừng sau khi rửa sạch thì giã nát, vắt lấy nước cốt cho vào nồi. Mẹ thêm ít nước cốt chanh vào để đun nóng lên. Tiếp theo, lấy vải mềm hoặc bông thấm hỗn hợp để thoa lên vùng da cần điều trị 2 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng mất hẳn.

+) Chữa lang ben bằng cây so đũa:​


Lá so đũa đem đi rửa sạch, để ráo, giã nát và dùng chúng thoa lên vùng da cần điều trị. Để nguyên chừng 30 phút thì tắm lại cho bé bằng nước sạch. Để mang đến tác dụng tốt, nên áp dụng khoảng 2 lần mỗi ngày.

+) Chữa bệnh lang ben ở trẻ nhỏ bằng phèn chua:​

  • Cách 1: Phèn chua và lưu huỳnh mang đi nghiền nhỏ. Sau đó trộn cả phèn chua, lưu huỳnh, giấm ăn theo tỉ lệ 2:2:1. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần mỗi ngày, áp dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.
  • Cách 2: Chuẩn bị phèn chua và hàn the theo tỉ lệ 4:1. Đem hàn the đi nung, phèn chua phi lên rồi nghiền nhuyễn chúng ra, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín để dùng dần. Sau khi đã rửa sạch làn da của trẻ bằng nước muối ấm, lấy lá trầu không giã nát rồi bôi nước cốt lên da. Tiếp theo, dùng hỗn hợp phèn chua và hèn the vừa thu được để rắc lên. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.

Những bài thuốc chữa bệnh lang ben ở trẻ nhỏ bằng dân gian thường đơn giản, dễ làm. Hơn nữa nó cũng ít khi gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần chú ý vệ sinh da thật sạch cho con trước khi thực hiện bài thuốc để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, nó cũng không mang đến tác dụng mau chóng. Vì vậy, các mẹ cần kiên trì áp dụng cho con trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Tắm rửa thường xuyên cho con để phòng ngừa bệnh lang ben
Tắm rửa thường xuyên cho con để phòng ngừa bệnh lang ben

III/ Các biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben ở trẻ em​


Lang ben là bệnh dễ mắc phải và cũng có khả năng lây lan rất cao. Do đó, chăm sóc đúng cách và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp sẽ giúp bệnh mau được chữa lành. Đồng thời, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho con mình. Sau đây là một số biện pháp có thể tham khảo:

  • Giữ cho làn da của con luôn được khô thoáng, có thể dùng phấn rôm để thoa vào những vị trí dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, bẹn…
  • Tắm rửa, vệ sinh da cho con hàng ngày. Nên cho con mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi hoặc để con chơi ở những nơi mát mẻ vào ngày nắng nóng.
  • Trước khi mặc quần áo cho con, hãy dùng khăn mềm lau khô cơ thể trước.
  • Những đồ dùng cá nhân của con nên được giặt sạch bằng xà phòng dịu nhẹ. Bên cạnh đó, phải phơi chúng ngoài nắng, ủi là trước khi dùng. Không được để trẻ mặc quần áo ẩm ướt.
  • Tránh để con tắm nắng quá lâu để không gây kích ứng da
  • Không để con tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh.

Thông tin thêm: Thuốc 7 màu có tác dụng gì? (Trị lang ben, nấm da…)

Bệnh lang ben tuy không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng của con. Nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của bé. Chính vì vậy, các mẹ không nên có thái độ chủ quan mà cần tìm cách điều trị sớm để tránh gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom