SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
187K

Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh

Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh chân tay miệng như thế nào?


Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch.

Trong ngành y học, bệnh chân tay miệng không được xếp vào bệnh thông thường mà thuộc vào loại bệnh đặc biệt. Vì bệnh không dễ gặp phải như các bệnh: ho, cảm sốt, cảm cúm,… Chúng thường xuất hiện đột ngột khi thời tiết quá nóng cộng với độ ẩm trong không khí cao.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, phần lớn số ca mắc bệnh đều ở trẻ từ 0 -10 tuổi, ít khi xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân là vì trẻ nhỏ có cơ địa yếu hơn người lớn. Vì thế kháng thể của trẻ không có khả năng tiêu diệt được toàn bộ virus.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phần lớn các ca nhiễm bệnh chân tay miệng chủ yếu tập trung vào trẻ từ 0-10 tuổi, người lớn ít mắc bệnh

Thêm vào đó, các bé có thói quen hay nghịch ngợm, làm chất bẩn dính trên chân tay. Đây là điều kiện thuận lợi để virus thâm nhập vào hệ tiêu hóa và tạo thành bệnh.

Ban đầu khi mới có dấu hiệu bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn.

Bệnh tay chân miệng có 2 thể là thể nhẹ và thể nặng:

– Ở thể nhẹ, bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây ra sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày, không cần điều trị.

– Còn đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, lúc này bệnh nhân cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Các loại virus có khả năng lây lan nhanh thông qua đường miệng, phân hay nước bọt của bệnh nhân, qua các chất tiết từ mũi, miệng. Theo đó, khi các virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết sau khoảng 24h, gây nên các tổn thương da và niêm mạc trên miệng, tay chân, hậu môn…

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Nếu được nhập viện từ sớm, bệnh chân tay miệng có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian tiêu tốn để điều trị bệnh nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ngày.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng nếu bạn đã từng bị bệnh trước đó, cơ thể sẽ tự tạo ra các chất để kháng lại virus, tránh bị tái phát bệnh về sau. Nhưng vì có nhiều loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh chân tay miệng nên bạn vẫn có thể tái phát bệnh nếu gặp một loại virus khác không giống với virus cũ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về cách thức hoạt động của từng loại virus, enterovirus 71 có độ nguy hiểm cao hơn các loại khác. Nguyên nhân là vì chúng hoạt động rất nhanh và có khả năng để lại biến chứng cao.

Trong giai đoạn ủ bệnh và khởi phát bệnh, cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ. Bạn sẽ bị lầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường. Thời gian này, bệnh khá dễ điều trị và không có khả năng để lại biến chứng.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn nặng nhất, khi đó mụn nước đã phát triển, xâm lấn lên các mô mềm. Chúng sẽ nhanh chóng lan rộng, gây mất thẩm mỹ và làm lở loét trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1 tuần kể từ khi bắt đầu giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm.

Khi virus phát triển và đi đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một trong số các biến chứng sau:

  • Các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, tràn dịch lên các nang phổi, viêm phế quản,..
    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Bệnh chân tay miệng nếu không được chữa trị kịp thời gây biến chứng suy hô hấp

  • Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, vỡ thành mạch máu, viêm cơ tim,…
  • Các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, viêm màng não giữa, viêm vỏ não, viêm não tủy,…
  • Hoại tử da.
  • Áp xe.
  • Tử vong.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi có khả năng gặp biến chứng, thời gian diễn biến bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo cụ thể trong từng phần thông tin dưới đây.

Độ nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng thường gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn. Vì cấu trúc cơ thể của trẻ rất yếu ớt, cần thời gian điều trị dài và dễ để lại biến chứng. Thêm vào đó, trẻ nhỏ không có khả năng khai báo rõ triệu chứng mà thường chỉ quấy khóc, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi. Từ đó phụ huynh chỉ thấy bé sốt nên nhầm tưởng là hiện tượng bình thường và tự điều trị tại nhà.

Vì thế, virus có cơ hội tiếp tục phát triển thành giai đoạn toàn phát. Với trẻ nhỏ, kể từ khi mọc mụn nước ở giai đoạn toàn phát, các đốm mụn to lên và dễ bị vỡ ra gây lở loét. Thêm vào đó bé không có được ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh như người lớn. Chúng có thói quen hay gãi, mút tay, cầm thức ăn khi tay bẩn,…. Điều này làm số lượng virus xâm nhập vào cơ thể tăng cao, chúng nhanh chóng xâm nhập vào máu, dần rút ngắn thời gian xảy ra biến chứng.

Độ nguy hiểm ở người lớn

Người lớn có thể trạng và sức đề kháng cao hơn trẻ nhỏ rất nhiều nên khó nhiễm bệnh hơn. Thông thường, khi người trưởng thành bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn. Từ đó, bạn không hề có bất cứ triệu chứng nào mà tự khỏi sau vài ngày.

Ngược lại, một khi đã có triệu chứng nổi mụn nước ở người lớn đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Chỉ khi virus xâm nhập với số lượng quá lớn, vượt qua được kháng thể mới có khả năng tấn công và phá hủy các tế bào, tạo thành triệu chứng.

Kể từ khi xuất hiện mụn nước đầu tiên, sau 1 đêm chúng nhanh chóng mọc toàn bộ cánh tay và chân, gây lở loét trong khoang miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, khả năng người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Tuy nhiên, số ca người trưởng thành mắc bệnh chân tay miệng là rất hiếm. Thêm vào đó, họ đều có ý thức đi khám và điều trị kịp thời, nên đến nay chưa có trường hợp hy hữu nào xảy ra ở độ tuổi này.

Con đường lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là do nhiễm phải 1 trong số các virus đặc biệt, chúng cùng một chủng họ virus Picornaviridae. Có nhiều loại virus thuộc chủng này gây nên bệnh, nhưng 2 loại thường gặp nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Bệnh chân tay miệng do virus enterovirus 71 gây ra

Virus gây nên bệnh chân tay miệng sau khi xâm nhập không làm cơ thể có dấu hiệu gì đặc biệt trong suốt 3-7 ngày đầu. Thời gian này chúng ủ bệnh và chưa hoạt động, chưa tấn công các tế bào nào trong cơ thể. Vì thế, nếu không may mắc bệnh, trong tuần đầu cơ thể vẫn rất bình thường, hoàn toàn giống như một người khỏe mạnh. Người bệnh không thể tự phát hiện được mà cần đến các xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus hay không.

Phải sau 1 tuần, người bệnh mới có biểu hiện sốt, đau họng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm,…. Sau 1 ngày bị sốt cơ thể mới phát ban, nổi mụn nước. Đây mới là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết được một người đã mắc bệnh chân tay miệng hay chưa. Theo nghiên cứu của ngành y học thế giới, giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian có tỷ lệ lây lan bệnh cao nhất.

Từ các chất dịch tiết ra từ người bệnh

Chính vì có thời gian ủ bệnh lâu nên virus dễ lây lan sang nhiều người. Do người bệnh không ý thức được mình đang nhiễm virus cho đến khi có những triệu chứng rõ rệt. Chúng sẽ tồn tại trong hệ bài tiết của người bệnh như: Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch nhầy ở mũi, chất dịch ở bọc mụn nước khi bể ra,…

Vì vậy, nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp những thành phần trên, không may để chúng dính vào thức ăn, mũi, miệng sẽ có khả năng bị bệnh rất cao.

Do đó, khi điều trị các bác sĩ thường khuyên người thân đeo khẩu trang, rửa sạch tay chân bằng xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh. Thêm vào đó, các vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần được giặt ủi, lau chùi, sấy khô để diệt hoàn toàn nơi trú ngụ của virus.

Từ mẹ sang con khi mang thai

Ngoài trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, các bà mẹ đang mang thai là đối tượng thứ 2 có khả năng mắc bệnh cao. Virus sẽ xâm nhập và ủ trong cơ thể người mẹ, chúng không bị kháng thể tiêu diệt đi hoàn toàn mà còn ẩn trong hệ tiêu hóa của bà bầu.

Người mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ ở giai đoạn khởi phát như sốt, đau họng, mệt mỏi,… Họ không biết rằng mình đang nhiễm virus chân tay miệng. Từ đó virus sẽ theo đường dinh dưỡng của người mẹ lây sang thai nhi.

Khi trẻ vừa sinh ra nhiễm bệnh qua đường này, đa số các trường hợp được điều trị kịp thời và không ảnh hưởng đến thể trạng về sau. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ số ca nhập viện có triệu chứng ở mức độ nặng. Nguyên nhân là vì người mẹ đã nhiễm virus khá lâu trước thời điểm sinh nở. Virus có thời gian xâm nhập và đã phát triển mạnh trên cơ thể thai nhi. Khi đó, việc điều trị khá phức tạp và tốn rất nhiều thời gian.

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau, độ nguy hiểm của triệu chứng cũng từ đó mà tăng dần. Dưới đây là thống kê chi tiết về tất cả các triệu chứng theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh

Virus chỉ vừa xâm nhập vào hệ tiêu hóa, từ từ đi theo đường máu tới toàn cơ thể. Thời gian này mất khoảng 3 – 7 ngày, tùy vào thể trạng của người bệnh. Trong thời gian virus đang làm quen và bắt đầu xâm nhập như vậy, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi toàn cơ thể. Ngoài ra, bạn thường buồn ngủ cả ngày, có thể bất chợt ngủ gật khoảng 20 phút.
    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng luôn trong tình trạng mệt mỏi

  • Đau cổ họng: Tại vùng vòm họng, sát với thực quản có cảm giác hơi đau khi nuốt nước bọt. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại thức ăn có bị cay, mặn hoặc đồ ăn quá cứng, cơn đau xuất hiện rõ rệt hơn một chút.
  • Cứng cổ: Triệu chứng này xuất hiện sau khi bị đau họng khoảng 1 ngày. Việc cử động cổ lên xuống, trái, phải sẽ gặp phải những cơn đau trong vòng họng.
  • Thường nhiễu nhiều nước miếng: Cơ thể có phản xạ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường để xoa dịu cơn đau.
  • Đau cơ bắp: Bạn sẽ cảm thấy mỏi một số bó cơ trên cơ thể, đặc biệt là vai, cánh tay và bắp đùi. Mỗi lần cử động chân tay có cảm giác bị đuối sức, hết năng lượng.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh chỉ bị sốt vào một vài thời điểm ngắn trong ngày. Khi đó nhiệt độ chỉ giao động từ 38-39 độ.
  • Ngủ chập chờn: Tuy thường bị ngủ gà vào ban ngày, nhưng vào buổi tối bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, người bệnh còn thường bị giật mình thức dậy vào giữa đêm.
  • Hay bị giật mình: Khi đang sinh hoạt, vận động bình thường, các bó cơ có thể đột ngột bị giật nhẹ.

Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Nổi nốt đỏ: Một vài điểm trên chân tay, miệng có màu đỏ, chưa bị sưng, hình tròn, bán kính khoảng 1-2mm.

Mọc mụn nước: Các nốt mụn đỏ dần to ra, có bọng nước ở giữa và nổi cộm lên trên bề mặt da. Bóng nước rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ gây nên cảm giác đau rát. Ở mức độ nhẹ, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.

Loét khoang miệng: Các vết mụn nước ở miệng dễ bị thức ăn va chạm, bể ra và lở loét. Bạn có thể thấy nốt mụn bị lõm dưới da sau khi bể. Ở mức độ nặng hơn sẽ thấy một chấm vàng ở giữa, xung quanh có màu đỏ rực.

Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng

Chủ động ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phòng tránh bệnh chân tay miệng bằng việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống hay cầm vào đồ chơi chưa được khử trùng

Khử trùng thường xuyên các dụng cụ hay bề mặt tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà vệ sinh sau đó làm sạch với các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn không lây lan bệnh.

Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được bệnh chân tay miệng như thế nào. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải loại bệnh này, tuy có thể chữa khỏi nhưng chúng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom