Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy, SN 1982, ở Hà Nội), nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup. Trước đó, hệ thống tiếng Anh do ông sáng lập là Apax Leaders vướng không ít bê bối khiến phụ huynh và giáo viên, nhân viên bức xúc.
Bê bối của Apax Leaders bắt đầu từ tháng 9/2022, khi nhiều phụ huynh tại Đắk Lắk gửi đơn tố cáo trung tâm cơ sở Buôn Ma Thuột bất ngờ đóng cửa, không hoàn trả học phí. Nhiều phụ huynh đóng học phí cả năm học với hàng chục triệu đồng, nhưng con mới chỉ học 1 tháng, trung tâm đã đóng cửa.
Hơn một tháng chờ phản hồi từ trung tâm nhưng vô vọng, phụ huynh kéo đến trụ sởt của Egroup để yêu cầu ban lãnh đạo xử lý và cho phụ huynh câu trả lời chính thức.
Sự việc ở Đắk Lắk chưa giải quyết xong thì nhiều phụ huynh tại Đồng Nai có con theo học tại Trung tâm Apax Leaders Biên Hòa cũng làm đơn khiếu nại, yêu cầu hoàn trả học phí với lý do trung tâm không thực hiện đúng như cam kết. Một số phụ huynh thậm chí đóng cả trăm triệu đồng cho con nhưng giáo viên hời hợt trong các buổi học.
Cùng thời điểm này, hàng loạt trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước như Apax Leaders TP.HCM, Apax Leaders Hà Nội, Apax Leaders Hà Tĩnh, Apax Leaders Khánh Hòa, Apax Leaders Hải Phòng cũng đóng cửa. Công ty của Shark Thuỷ rơi vào đỉnh khủng hoảng khi nhiều phụ huynh cả nước đòi rút học phí.
Tháng 2/2023, Sở GD&ĐT TP.HCM vào cuộc, thống kê thiệt hại liên quan đến Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Theo đó, chỉ tính riêng TP.HCM có khoảng 11.295 em đăng ký theo học, trong đó, 839 học sinh đang học trực tiếp là 839, hơn 6.000 em bảo lưu kết quả và hơn 4.300 học sinh xin rút phí.
Số tiền học phí phải hoàn trả cho phụ huynh là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, Apax trả hơn 14 tỷ đồng, còn nợ hơn 93 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đơn vị còn nợ lương giáo viên và nhân viên đến tháng 2/2023 với số tiền hơn 11 tỷ đồng và tiền thuê mặt bằng 9 tỷ đồng.
Trong thời gian phụ huynh đồng loạt đòi hoàn tiền học phí, hệ thống tiếng Anh của Shark Thủy cũng bị tố nợ lương giáo viên, nhân viên và thậm chí nợ chi phí vận hành, tiền thuê mặt bằng.
Từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, hơn 200 nhân viên của Englishnow rơi vào cảnh bị nợ lương, bảo hiểm trong nhiều tháng, người bị nợ nhiều nhất là một năm tiền lương. Đỉnh điểm, nhiều giáo viên, nhân viên của Apax Leaders cơ sở Đồng Nai, TP.HCM đình công, không ai đến làm việc.
Giáo viên nước ngoài cũng đồng loạt nghỉ dạy do bị trung tâm nợ lương trong nhiều tháng. Đó cũng là lý do loạt cơ sở ở TP.HCM, Đồng Nai và nhiều cơ sở khác phải cho trẻ ngừng học vì không còn người đứng lớp, khiến sự việc càng trở nên hỗn loạn.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy từng cho biết nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trên do tác động của dịch COVID-19. Mỗi tháng tập đoàn tổn thất khoảng hơn 100 tỷ và trong 6 tháng số tiền lỗ lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Apax Leaders và Englishnow nhiều lần tổ chức đối thoại để tìm phương án giải quyết phù hợp. Ông Thuỷ đưa ra nhiều giải pháp như xin gia hạn thời gian hoàn tiền, mong muốn được “vay” số học phí còn lại theo lãi suất ngân hàng trong 6 tháng hoặc một năm, tái cấu trúc công ty.
Tuy nhiên, sau vài đợt hoàn học phí cho một nhóm nhỏ phụ huynh, đơn vị này lại liên tiếp lỡ hẹn, sau đó đơn phương đưa ra nhiều lộ trình mới thay thế, trong đó có việc hứa trả "nhỏ giọt" trong 20 đợt.
Đến đầu năm 2024, trung tâm này lại đột ngột thông báo ngừng dạy và xin gia hạn thời gian hoàn phí.
Về lý do ngừng hoạt động và chưa hoàn phí, Apax nêu rằng trong quá trình thực hiện hoạt động lại, trung tâm gặp khó khăn vì "vừa kiệt quệ sau COVID-19 lại gặp suy thoái kinh tế". Thời gian này, doanh nghiệp cũng có nhiều nghĩa vụ tài chính phát sinh cần phải trả.
Ngoài ra, trung tâm của Shark Thủy cũng đổ lỗi cho phụ huynh, nói rằng việc phụ huynh tụ tập, gây mất trật tự trước cửa trung tâm làm lung lay lòng tin của các nhà đầu tư và nhân viên khiến công ty không đủ nguồn lực để hoàn phí.
Đây cũng thông tin cuối cùng Shark Thủy đưa ra trước khi bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày 26/3.
Xem tiếp...
Bê bối của Apax Leaders bắt đầu từ tháng 9/2022, khi nhiều phụ huynh tại Đắk Lắk gửi đơn tố cáo trung tâm cơ sở Buôn Ma Thuột bất ngờ đóng cửa, không hoàn trả học phí. Nhiều phụ huynh đóng học phí cả năm học với hàng chục triệu đồng, nhưng con mới chỉ học 1 tháng, trung tâm đã đóng cửa.
Hơn một tháng chờ phản hồi từ trung tâm nhưng vô vọng, phụ huynh kéo đến trụ sởt của Egroup để yêu cầu ban lãnh đạo xử lý và cho phụ huynh câu trả lời chính thức.
Sự việc ở Đắk Lắk chưa giải quyết xong thì nhiều phụ huynh tại Đồng Nai có con theo học tại Trung tâm Apax Leaders Biên Hòa cũng làm đơn khiếu nại, yêu cầu hoàn trả học phí với lý do trung tâm không thực hiện đúng như cam kết. Một số phụ huynh thậm chí đóng cả trăm triệu đồng cho con nhưng giáo viên hời hợt trong các buổi học.
Cùng thời điểm này, hàng loạt trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước như Apax Leaders TP.HCM, Apax Leaders Hà Nội, Apax Leaders Hà Tĩnh, Apax Leaders Khánh Hòa, Apax Leaders Hải Phòng cũng đóng cửa. Công ty của Shark Thuỷ rơi vào đỉnh khủng hoảng khi nhiều phụ huynh cả nước đòi rút học phí.
Tháng 2/2023, Sở GD&ĐT TP.HCM vào cuộc, thống kê thiệt hại liên quan đến Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Theo đó, chỉ tính riêng TP.HCM có khoảng 11.295 em đăng ký theo học, trong đó, 839 học sinh đang học trực tiếp là 839, hơn 6.000 em bảo lưu kết quả và hơn 4.300 học sinh xin rút phí.
Số tiền học phí phải hoàn trả cho phụ huynh là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, Apax trả hơn 14 tỷ đồng, còn nợ hơn 93 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đơn vị còn nợ lương giáo viên và nhân viên đến tháng 2/2023 với số tiền hơn 11 tỷ đồng và tiền thuê mặt bằng 9 tỷ đồng.
Trong thời gian phụ huynh đồng loạt đòi hoàn tiền học phí, hệ thống tiếng Anh của Shark Thủy cũng bị tố nợ lương giáo viên, nhân viên và thậm chí nợ chi phí vận hành, tiền thuê mặt bằng.
Từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, hơn 200 nhân viên của Englishnow rơi vào cảnh bị nợ lương, bảo hiểm trong nhiều tháng, người bị nợ nhiều nhất là một năm tiền lương. Đỉnh điểm, nhiều giáo viên, nhân viên của Apax Leaders cơ sở Đồng Nai, TP.HCM đình công, không ai đến làm việc.
Giáo viên nước ngoài cũng đồng loạt nghỉ dạy do bị trung tâm nợ lương trong nhiều tháng. Đó cũng là lý do loạt cơ sở ở TP.HCM, Đồng Nai và nhiều cơ sở khác phải cho trẻ ngừng học vì không còn người đứng lớp, khiến sự việc càng trở nên hỗn loạn.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy từng cho biết nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trên do tác động của dịch COVID-19. Mỗi tháng tập đoàn tổn thất khoảng hơn 100 tỷ và trong 6 tháng số tiền lỗ lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Apax Leaders và Englishnow nhiều lần tổ chức đối thoại để tìm phương án giải quyết phù hợp. Ông Thuỷ đưa ra nhiều giải pháp như xin gia hạn thời gian hoàn tiền, mong muốn được “vay” số học phí còn lại theo lãi suất ngân hàng trong 6 tháng hoặc một năm, tái cấu trúc công ty.
Tuy nhiên, sau vài đợt hoàn học phí cho một nhóm nhỏ phụ huynh, đơn vị này lại liên tiếp lỡ hẹn, sau đó đơn phương đưa ra nhiều lộ trình mới thay thế, trong đó có việc hứa trả "nhỏ giọt" trong 20 đợt.
Đến đầu năm 2024, trung tâm này lại đột ngột thông báo ngừng dạy và xin gia hạn thời gian hoàn phí.
Về lý do ngừng hoạt động và chưa hoàn phí, Apax nêu rằng trong quá trình thực hiện hoạt động lại, trung tâm gặp khó khăn vì "vừa kiệt quệ sau COVID-19 lại gặp suy thoái kinh tế". Thời gian này, doanh nghiệp cũng có nhiều nghĩa vụ tài chính phát sinh cần phải trả.
Ngoài ra, trung tâm của Shark Thủy cũng đổ lỗi cho phụ huynh, nói rằng việc phụ huynh tụ tập, gây mất trật tự trước cửa trung tâm làm lung lay lòng tin của các nhà đầu tư và nhân viên khiến công ty không đủ nguồn lực để hoàn phí.
Đây cũng thông tin cuối cùng Shark Thủy đưa ra trước khi bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày 26/3.
Xem tiếp...