Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Màu xanh tắt dần
Được ví như báu vật của vùng biển phía nam tỉnh Quảng Nam, cánh rừng ngập mặn rộng hơn 5ha chạy quanh xã Tam Giang (huyện Núi Thành) đang "chết mòn". Đặc biệt, từ sau những cơn bão cuối năm 2020 đến nay, số lượng cây chết không đếm xuể.
Khu rừng ngập mặn nguyên sinh này có chiều dài hơn 3km, bắt đầu từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông Bình (xã Tam Giang). Hàng ngàn cây đước, mắm, bần có tuổi đời vài chục năm, thậm chí hơn 100 năm chỉ như cây củi khô; những cây mới được chính quyền, người dân trồng tái sinh chỉ sống sót vài chục cây.
Rừng ngập mặn chết khô, hàng trăm hộ dân lo mất sinh kế (Video: Ngô Linh).
Hơn 5ha rừng ngập mặn xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam đang dần chết khô (Ảnh: Tam Giang).
Không chỉ vậy, khu rừng ngập mặn này còn đang hứng chịu lượng lớn rác thải sinh hoạt từ ngoài biển theo thủy triều tấp vào phủ đầy, bốc mùi hôi thối.
Ông Phạm Văn Vương (thôn Đông Bình, xã Tam Giang) cho hay, khu rừng này cũng từng có cây chết nhưng do già cỗi. Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến số cây chết nhiều, trên diện rộng như vậy.
Cánh rừng ngập mặn này vốn được xem là lá chắn sóng, chắn gió vào mùa mưa bão, chống xói lở dọc bờ sông Trường Giang. Nơi đây còn là điểm cư trú của nhiều loại hải sản, tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân địa phương. Chứng kiến "báu vật" làng biển đang dần chết khô khiến người dân không khỏi xót xa.
Hàng trăm cây đước, mắm, bần chỉ còn là cây củi khô (Ảnh: Ngô Linh).
"Chúng tôi cũng không biết nguyên nhân do đâu, cứ qua mỗi năm, rừng lại dần khô héo. Không có rừng, sóng biển đánh mạnh gây sạt lở dọc tuyến kè ở sông Trường Giang. Rác thải bủa vây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống", ông Vương nói.
Hàng trăm hộ dân lo mất kế sinh nhai
Xã Tam Giang là địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn của tỉnh Quảng Nam với khoảng 25ha. Thống kê từ năm 2021 đến nay, tổng diện tích cây rừng ngập mặn bị chết hoàn toàn, không thể tái sinh khoảng 5ha.
Rừng ngập mặn trông càng xơ xác, tiêu điều khi thủy triều rút (Ảnh: Tam Giang).
Việc phục hồi rừng ngập mặn ở địa phương rất cấp thiết. Địa phương mong muốn UBND tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng sớm có giải pháp phục hồi lại rừng ngập mặn, tái tạo hệ sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho bà con nơi đây.
Rừng ngập mặn mất đi, lượng hải sản đánh bắt được cũng giảm đáng kể, việc nuôi trồng thủy sản của người dân bị ảnh hưởng vì nguồn nước ô nhiễm. Thêm vào đó, việc nạo vét khơi thông dòng chảy khu vực phía ngoài sông Trường Giang khiến người dân lo lắng, vì về lâu dài các loài cá, tôm, cua cũng cạn kiệt vì thiếu môi trường sống.
Rác thải theo dòng triều tấp vào bờ, bốc mùi hôi thối (Ảnh: Ngô Linh).
Trước đây, bà Huỳnh Thị Liên (48 tuổi, thôn Đông Bình, xã Tam Giang) mưu sinh bằng nghề bắt cua, ốc, hàu… ở cánh rừng ngập mặn và bãi sình ở sông Trường Giang, thu nhập mỗi ngày 300.000-400.000 đồng. Nhưng hiện nay thu nhập giảm đáng kể, chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày.
"Toàn thôn Đông Bình có 300 hộ dân, chủ yếu sống dựa vào nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi rừng chết, nghề sông nước của người dân cũng dần thất thu. Rất mong chính quyền tìm cách khôi phục rừng ngập mặn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản", bà Liên bày tỏ.
Những chiếc ghe nằm mục nát khi chủ nhân lên bờ tìm đường khác mưu sinh (Ảnh: Ngô Linh).
Gắn bó với dòng sông Trường Giang, cánh rừng ngập mặn gần hết đời người, bà Võ Thị Luật (79 tuổi, thôn Đông Bình) không khỏi xót xa khi chứng kiến cánh rừng ngập mặn ngày một "nghèo" đi. Vợ chồng bà có một ghe nhỏ, mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản gần bờ. Từ khi rừng chết, nhà nước triển khai dự án nạo vét, nghề sông nước của bà cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
"Khi lên bờ, địa phương chỉ hỗ trợ gia đình 2 triệu đồng để tìm kiếm sinh kế mới nhưng chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi chỉ mong muốn chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ sinh kế lâu dài cho người dân, bởi chúng tôi cũng già rồi, biết tìm việc gì mưu sinh đây", bà Luật buồn bã nói.
Xem tiếp...
Được ví như báu vật của vùng biển phía nam tỉnh Quảng Nam, cánh rừng ngập mặn rộng hơn 5ha chạy quanh xã Tam Giang (huyện Núi Thành) đang "chết mòn". Đặc biệt, từ sau những cơn bão cuối năm 2020 đến nay, số lượng cây chết không đếm xuể.
Khu rừng ngập mặn nguyên sinh này có chiều dài hơn 3km, bắt đầu từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông Bình (xã Tam Giang). Hàng ngàn cây đước, mắm, bần có tuổi đời vài chục năm, thậm chí hơn 100 năm chỉ như cây củi khô; những cây mới được chính quyền, người dân trồng tái sinh chỉ sống sót vài chục cây.
Rừng ngập mặn chết khô, hàng trăm hộ dân lo mất sinh kế (Video: Ngô Linh).
Hơn 5ha rừng ngập mặn xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam đang dần chết khô (Ảnh: Tam Giang).
Không chỉ vậy, khu rừng ngập mặn này còn đang hứng chịu lượng lớn rác thải sinh hoạt từ ngoài biển theo thủy triều tấp vào phủ đầy, bốc mùi hôi thối.
Ông Phạm Văn Vương (thôn Đông Bình, xã Tam Giang) cho hay, khu rừng này cũng từng có cây chết nhưng do già cỗi. Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến số cây chết nhiều, trên diện rộng như vậy.
Cánh rừng ngập mặn này vốn được xem là lá chắn sóng, chắn gió vào mùa mưa bão, chống xói lở dọc bờ sông Trường Giang. Nơi đây còn là điểm cư trú của nhiều loại hải sản, tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân địa phương. Chứng kiến "báu vật" làng biển đang dần chết khô khiến người dân không khỏi xót xa.
Hàng trăm cây đước, mắm, bần chỉ còn là cây củi khô (Ảnh: Ngô Linh).
"Chúng tôi cũng không biết nguyên nhân do đâu, cứ qua mỗi năm, rừng lại dần khô héo. Không có rừng, sóng biển đánh mạnh gây sạt lở dọc tuyến kè ở sông Trường Giang. Rác thải bủa vây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống", ông Vương nói.
Hàng trăm hộ dân lo mất kế sinh nhai
Xã Tam Giang là địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn của tỉnh Quảng Nam với khoảng 25ha. Thống kê từ năm 2021 đến nay, tổng diện tích cây rừng ngập mặn bị chết hoàn toàn, không thể tái sinh khoảng 5ha.
Rừng ngập mặn trông càng xơ xác, tiêu điều khi thủy triều rút (Ảnh: Tam Giang).
Việc phục hồi rừng ngập mặn ở địa phương rất cấp thiết. Địa phương mong muốn UBND tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng sớm có giải pháp phục hồi lại rừng ngập mặn, tái tạo hệ sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho bà con nơi đây.
Rừng ngập mặn mất đi, lượng hải sản đánh bắt được cũng giảm đáng kể, việc nuôi trồng thủy sản của người dân bị ảnh hưởng vì nguồn nước ô nhiễm. Thêm vào đó, việc nạo vét khơi thông dòng chảy khu vực phía ngoài sông Trường Giang khiến người dân lo lắng, vì về lâu dài các loài cá, tôm, cua cũng cạn kiệt vì thiếu môi trường sống.
Rác thải theo dòng triều tấp vào bờ, bốc mùi hôi thối (Ảnh: Ngô Linh).
Trước đây, bà Huỳnh Thị Liên (48 tuổi, thôn Đông Bình, xã Tam Giang) mưu sinh bằng nghề bắt cua, ốc, hàu… ở cánh rừng ngập mặn và bãi sình ở sông Trường Giang, thu nhập mỗi ngày 300.000-400.000 đồng. Nhưng hiện nay thu nhập giảm đáng kể, chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày.
"Toàn thôn Đông Bình có 300 hộ dân, chủ yếu sống dựa vào nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi rừng chết, nghề sông nước của người dân cũng dần thất thu. Rất mong chính quyền tìm cách khôi phục rừng ngập mặn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản", bà Liên bày tỏ.
Những chiếc ghe nằm mục nát khi chủ nhân lên bờ tìm đường khác mưu sinh (Ảnh: Ngô Linh).
Gắn bó với dòng sông Trường Giang, cánh rừng ngập mặn gần hết đời người, bà Võ Thị Luật (79 tuổi, thôn Đông Bình) không khỏi xót xa khi chứng kiến cánh rừng ngập mặn ngày một "nghèo" đi. Vợ chồng bà có một ghe nhỏ, mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản gần bờ. Từ khi rừng chết, nhà nước triển khai dự án nạo vét, nghề sông nước của bà cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
"Khi lên bờ, địa phương chỉ hỗ trợ gia đình 2 triệu đồng để tìm kiếm sinh kế mới nhưng chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi chỉ mong muốn chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để hỗ trợ sinh kế lâu dài cho người dân, bởi chúng tôi cũng già rồi, biết tìm việc gì mưu sinh đây", bà Luật buồn bã nói.
Xem tiếp...