Kim Thư
Tích Cực
Đối với những du khách yêu thích khám phá văn hóa truyền thống của các dân tộc, có lẽ Bảo tàng không gian văn hóa Mường sẽ trở thành một điểm đến thực sự lý tưởng. Bảo tàng không gian văn hóa Mường chỉ cách Hà Nội 70km và cách trung tâm thành phố Hòa Bình 7km đi từ hướng Sơn La. Chắc chắn Bảo tàng sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá xem nơi đây có gì thú vị qua bài viết dưới đây nhé!
Khu tái hiện thực sự thu hút người xem với không gian văn hóa thu nhỏ của người Mường cổ với nhà sàn tương ứng với cảnh sinh hoạt của bốn giai cấp trong xã hội người Mường: giai cấp thống trị, tầng lớp bình dân, những người nghèo, những người giúp việc cho lang.
Để đi đến tham quan Bảo tàng không gian văn hóa Mường, du khách chỉ cần di chuyển về hướng Sơn La. Điểm nhấn của Bảo tàng đó chính là được nằm trên một khối núi đá vôi rộng 5ha, đồng thời đây cũng chính là địa bàn sinh sống của người Mường cổ.
Bảo tàng “ Không gian văn hóa Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường. Sở dĩ dân tộc Mường có riêng bảo tàng của mình bởi vì đây là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình Bảo tàng đã được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng được 12 năm.
Địa chỉ bảo tàng: 202 đường Tây Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Vì khoảng cách giữa trung tâm thành phố Hà Nội đến bảo tàng chỉ hơn 70km, vậy nên việc di chuyển giữa hai địa điểm không quá khó khăn. Để đến tham quan bảo tàng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện xe máy, xe ô tô riêng hoặc xe khách, đi theo tour du lịch.
– Nếu đi ô tô riêng, bạn sẽ đi theo Đại lộ Thăng Long là đến TP Hòa Bình, sau đó mới di chuyển thêm 7km để ra Bảo tàng. Đi xe riêng chỉ mất 1h lái xe.
– Nếu đi 1 – 2 người hay nhóm bạn trẻ muốn trải nghiệm cảm giác phượt Bảo tàng không gian văn hóa Mường thì lựa chọn xe máy là phương tiện lý tưởng nhất. Đối với đi xe máy, nếu tính cả thời gian nghỉ dọc đường sẽ di chuyển tầm 1 tiếng 30 phút.
– Du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe khách. Hiện tại ở bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều chuyến đi Hòa Bình và giá vé cũng rất rẻ, chưa đến 100 ngàn đồng.
– Đối với những đoàn du lịch đông người hoặc không có phương tiện riêng, các bạn nên lựa chọn phương án thuê xe khách 45 chỗ tại Hà Nội. Đi xe khách vừa đảm bảo tiện nghi, sang trọng, an toàn. Bên cạnh đó cũng đem đến du khách cảm giác an tâm trên suốt chặng đường đi mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.
Hướng dẫn di chuyển theo gg maps:
Giá vé vào cửa
Giá hướng dẫn tham quan
Lệ phí chụp ảnh
Lệ phí quay phim
Lối vào của bảo tàng được lát đá men theo lưng đồi, du khách có thể yên tâm vì di chuyển cũng không quá khó khăn. Xung quanh bảo tàng được phủ màu xanh ngăn ngắt của những cây sài đất. Sài đất là loài hoa quá quen thuộc với bà con ở nơi đây, Sài đất ra hoa quanh năm nhưng rộ nhất là mỗi độ xuân về, vậy nên mùa xuân là thời điểm thích hợp để du khách đến với bảo tàng.
Những bông hoa vàng li ti tạo ra những lối đi đầy hoa, mang đến cho Bảo tàng Không gian văn hóa Mường sự thơ mộng hiếm có thể thấy được ở các thành phố lớn. Nhân viên ở Bảo tàng cũng cực kỳ khéo léo dùng những bông hoa vàng xinh xắn, dung dị ấy để cắm trên bàn đón tiếp khách hay trang trí trong phòng nghỉ, khiến cho du khách cảm nhận được không gian thân thiện, mộc mạc, ru lòng người.
Cấu trúc của khu Bảo tàng được chia thành hai khu chính: Khu tái hiện và Khu trưng bày.
Cấu trúc của Khu tái hiện gồm 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường, đó là:
Toàn bộ cấu tạo của những ngôi nhà này đều là những ngôi nhà được sưu tầm và phục dựng từ chính các ngôi nhà cổ nguyên bản thời xưa của người Mường. Nhìn qua toàn bộ các mẫu nhà đa phần đều được làm từ gỗ, tre, nứa, lá…những nguyên liệu này đều có sẵn từ trong thiên nhiên và cực kỳ thân thiện với người Mường xưa và nay.
Cấu trúc của khu trưng bày là không gian trưng bày đồ vật cổ theo chủ đề với những hiện vật có giá trị. Toàn bộ khu trưng bày được chia làm 5 phòng, mỗi một phòng sẽ có những không gian và hiện vật riêng. Toàn bộ không gian phòng số 1 là không gian trưng bày các công cụ lao động và các vật dụng sử dụng trong đời sống hàng ngày như cuốc; gùi; chum; ché; bếp củi,…
Trong toàn bộ khu trưng bày có hơn 3.000 hiện vật có giá trị của người Mường xưa như: Cồng, chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình…
Toàn bộ các hiện vật này mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần hằng ngày, phong tục tập quán, kinh tế – xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ.
Khi đến đây, du khách không chỉ tham quan xung quanh mà còn như được hòa mình vào cuộc sống hiện thực của người Mường với các hoạt động như ý nghĩa: Giã gạo; dệt vải; quay sợi hay hòa mình vào không khí âm nhạc lễ hội cùng một số những trò chơi dân gian đậm chất văn hóa tinh thần của người Mường.
Ngoài các khu trưng bày, tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường còn có Không gian nghệ thuật Muong studio. Muong studio là nơi để các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu, sáng tác, trao đổi và triển lãm các tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó trong Bảo tàng cũng có thư viện với hơn 5.000 đầu sách các loại. Bên trong các loại sách của thư viện cũng có cả sách về văn hóa Mường. Những loại sách này có thể đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên…
Một số hoạt động không thể bỏ lỡ khi đến Bảo tàng đó là dựng lều trại, đốt lửa, xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Cùng tham gia nhảy sạp với các nghệ nhân Mường hay nghỉ đêm trải nghiệm nhà sàn Mường đều là những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên.
Không chỉ tham quan xung quanh Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, du khách có thể ghé thăm các điểm đến khác như ở cạnh Bảo tàng để chuyến đi của mình trở nên ý nghĩa hơn. Một số địa điểm không thể bỏ lỡ như:
Chợ quê của người Mường cũng là một nét văn hóa đặc sắc có lẽ du khách không nên bỏ lỡ. Hãy dành một chút thời gian để ghé qua bất kỳ khu chợ nào trên đường về. Tại các khu chợ quê, bạn có thể mua cam Cao Phong – đặc sản Hòa Bình, làm quà cho người thân.
Không chỉ khám phá những nét văn hóa độc đáo, các công trình kiến trúc của người Mường, ngoài ra du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc Mường vô cùng độc đáo. Những món ăn này mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ Mường và đồng thời cũng là món ăn quen thuộc của người Mường xưa.
Nhắc đến món ăn đặc sắc nhất phải kể đến cỗ lá với thịt lợn được chế biến thành 4 món chính gồm: Thịt luộc, lòng lợn, chả que, chả lá bưởi. Đây là 4 món ăn Không thể thiếu trong các bữa ăn của người Mường. Bên cạnh đó, ở trong bữa ăn cũng cần có rượu cần. Uống rượu cần là cùng bữa ăn chính là phong tục được giữ gìn đến ngày nay.
Một số món ăn đặc sản của Tây Bắc không thể thiếu trong bữa ăn nữa đó chính là rau rừng đồ, cá suối nướng, xôi nếp nương nóng hổi, rượu Mường cay nồng. Đối với mảng ẩm thực ở Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã khiến những du khách lần đầu đến đây vô cùng ấn tượng và lưu giữ hương vị.
Nếu du khách đến tham quan Bảo tàng không gian văn hóa Mường đúng mùa còn có thể được thưởng thức nhiều đặc sản thú vị khác như kiến, các món ăn được làm từ trứng kiến; Trong các thời điểm như tháng 8, tháng 9 còn có ong, nhộng tằm…Đây đều là những đặc sản của người Mường được thiên nhiên ban tặng.
Với một không gian Bảo tàng độc đáo, đậm nét văn hóa của người Mường cổ, chắc chắn Bảo tàng không gian văn hóa Mường sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và những kiến thức hấp dẫn. Mong những thông tin trên có thể giúp ích các bạn có chuyến đi an toàn và vui vẻ. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Địa Điểm Việt Nam để cập nhật thêm nhiều địa điểm thú vị khác nhé!
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!
Xem tiếp...
Giới thiệu bảo tàng không gian văn hóa Mường
Khu tái hiện thực sự thu hút người xem với không gian văn hóa thu nhỏ của người Mường cổ với nhà sàn tương ứng với cảnh sinh hoạt của bốn giai cấp trong xã hội người Mường: giai cấp thống trị, tầng lớp bình dân, những người nghèo, những người giúp việc cho lang.
Để đi đến tham quan Bảo tàng không gian văn hóa Mường, du khách chỉ cần di chuyển về hướng Sơn La. Điểm nhấn của Bảo tàng đó chính là được nằm trên một khối núi đá vôi rộng 5ha, đồng thời đây cũng chính là địa bàn sinh sống của người Mường cổ.
Bảo tàng “ Không gian văn hóa Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường. Sở dĩ dân tộc Mường có riêng bảo tàng của mình bởi vì đây là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình Bảo tàng đã được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng được 12 năm.
Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến bảo tàng văn hóa Mường
Địa chỉ bảo tàng: 202 đường Tây Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Vì khoảng cách giữa trung tâm thành phố Hà Nội đến bảo tàng chỉ hơn 70km, vậy nên việc di chuyển giữa hai địa điểm không quá khó khăn. Để đến tham quan bảo tàng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện xe máy, xe ô tô riêng hoặc xe khách, đi theo tour du lịch.
– Nếu đi ô tô riêng, bạn sẽ đi theo Đại lộ Thăng Long là đến TP Hòa Bình, sau đó mới di chuyển thêm 7km để ra Bảo tàng. Đi xe riêng chỉ mất 1h lái xe.
– Nếu đi 1 – 2 người hay nhóm bạn trẻ muốn trải nghiệm cảm giác phượt Bảo tàng không gian văn hóa Mường thì lựa chọn xe máy là phương tiện lý tưởng nhất. Đối với đi xe máy, nếu tính cả thời gian nghỉ dọc đường sẽ di chuyển tầm 1 tiếng 30 phút.
– Du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe khách. Hiện tại ở bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều chuyến đi Hòa Bình và giá vé cũng rất rẻ, chưa đến 100 ngàn đồng.
– Đối với những đoàn du lịch đông người hoặc không có phương tiện riêng, các bạn nên lựa chọn phương án thuê xe khách 45 chỗ tại Hà Nội. Đi xe khách vừa đảm bảo tiện nghi, sang trọng, an toàn. Bên cạnh đó cũng đem đến du khách cảm giác an tâm trên suốt chặng đường đi mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.
Hướng dẫn di chuyển theo gg maps:
Giá vé tham quan bảo tàng không gian văn hóa Mường
Giá vé vào cửa
- Người lớn : 50.000 đồng.
- Diện giảm giá ( theo quy định chung hiện hành ) : 15.000 đồng.
- Sinh viên : 25.000 đồng.
Giá hướng dẫn tham quan
- Tiếng Việt : 100.000 đồng/lượt.
- Tiếng Anh : 120.000 đồng/lượt.
- Tiếng Pháp : 120.000 đồng/lượt. (Chi phí hướng dẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng khách)
Lệ phí chụp ảnh
- Chụp ảnh du lịch : 100.000 đồng/máy.
- Chụp ảnh chuyên nghiệp và ảnh cưới : 400.000 đồng/máy.
Lệ phí quay phim
- Quay phim du lịch : 100.000 đồng/máy.
- Quay phim chuyên nghiệp : 400.000 đồng/máy.
Tham quan bảo tàng không gian văn hóa Mường có gì?
Lối vào của bảo tàng được lát đá men theo lưng đồi, du khách có thể yên tâm vì di chuyển cũng không quá khó khăn. Xung quanh bảo tàng được phủ màu xanh ngăn ngắt của những cây sài đất. Sài đất là loài hoa quá quen thuộc với bà con ở nơi đây, Sài đất ra hoa quanh năm nhưng rộ nhất là mỗi độ xuân về, vậy nên mùa xuân là thời điểm thích hợp để du khách đến với bảo tàng.
Những bông hoa vàng li ti tạo ra những lối đi đầy hoa, mang đến cho Bảo tàng Không gian văn hóa Mường sự thơ mộng hiếm có thể thấy được ở các thành phố lớn. Nhân viên ở Bảo tàng cũng cực kỳ khéo léo dùng những bông hoa vàng xinh xắn, dung dị ấy để cắm trên bàn đón tiếp khách hay trang trí trong phòng nghỉ, khiến cho du khách cảm nhận được không gian thân thiện, mộc mạc, ru lòng người.
Cấu trúc của khu Bảo tàng được chia thành hai khu chính: Khu tái hiện và Khu trưng bày.
1. Khu tái hiện
Cấu trúc của Khu tái hiện gồm 4 khu nhà sàn, mỗi khu đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường, đó là:
- Nhà Lang – dành cho tầng lớp thống trị
- Nhà Ậu – dành cho người giúp việc cho nhà Lang
- Nhà Noóc – nhà của tầng lớp bình dân
- Nhà Noóc trọi – nhà của tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường xưa kia.
Toàn bộ cấu tạo của những ngôi nhà này đều là những ngôi nhà được sưu tầm và phục dựng từ chính các ngôi nhà cổ nguyên bản thời xưa của người Mường. Nhìn qua toàn bộ các mẫu nhà đa phần đều được làm từ gỗ, tre, nứa, lá…những nguyên liệu này đều có sẵn từ trong thiên nhiên và cực kỳ thân thiện với người Mường xưa và nay.
2. Khu trưng bày
Cấu trúc của khu trưng bày là không gian trưng bày đồ vật cổ theo chủ đề với những hiện vật có giá trị. Toàn bộ khu trưng bày được chia làm 5 phòng, mỗi một phòng sẽ có những không gian và hiện vật riêng. Toàn bộ không gian phòng số 1 là không gian trưng bày các công cụ lao động và các vật dụng sử dụng trong đời sống hàng ngày như cuốc; gùi; chum; ché; bếp củi,…
Trong toàn bộ khu trưng bày có hơn 3.000 hiện vật có giá trị của người Mường xưa như: Cồng, chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình…
Toàn bộ các hiện vật này mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần hằng ngày, phong tục tập quán, kinh tế – xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ.
Khi đến đây, du khách không chỉ tham quan xung quanh mà còn như được hòa mình vào cuộc sống hiện thực của người Mường với các hoạt động như ý nghĩa: Giã gạo; dệt vải; quay sợi hay hòa mình vào không khí âm nhạc lễ hội cùng một số những trò chơi dân gian đậm chất văn hóa tinh thần của người Mường.
3. Các không gian khác
Ngoài các khu trưng bày, tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường còn có Không gian nghệ thuật Muong studio. Muong studio là nơi để các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu, sáng tác, trao đổi và triển lãm các tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó trong Bảo tàng cũng có thư viện với hơn 5.000 đầu sách các loại. Bên trong các loại sách của thư viện cũng có cả sách về văn hóa Mường. Những loại sách này có thể đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên…
Một số hoạt động không thể bỏ lỡ khi đến Bảo tàng đó là dựng lều trại, đốt lửa, xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Cùng tham gia nhảy sạp với các nghệ nhân Mường hay nghỉ đêm trải nghiệm nhà sàn Mường đều là những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên.
Một số địa điểm du lịch khác gần bảo tàng văn hóa Mường Hòa Bình
Không chỉ tham quan xung quanh Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, du khách có thể ghé thăm các điểm đến khác như ở cạnh Bảo tàng để chuyến đi của mình trở nên ý nghĩa hơn. Một số địa điểm không thể bỏ lỡ như:
- Thủy điện Hòa Bình
- Lòng hồ sông Đà,
- Đền Thác Bờ
- Thung Nai
Chợ quê của người Mường cũng là một nét văn hóa đặc sắc có lẽ du khách không nên bỏ lỡ. Hãy dành một chút thời gian để ghé qua bất kỳ khu chợ nào trên đường về. Tại các khu chợ quê, bạn có thể mua cam Cao Phong – đặc sản Hòa Bình, làm quà cho người thân.
Ăn gì tại bảo tàng không gian văn hóa Mường
Không chỉ khám phá những nét văn hóa độc đáo, các công trình kiến trúc của người Mường, ngoài ra du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc Mường vô cùng độc đáo. Những món ăn này mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ Mường và đồng thời cũng là món ăn quen thuộc của người Mường xưa.
Nhắc đến món ăn đặc sắc nhất phải kể đến cỗ lá với thịt lợn được chế biến thành 4 món chính gồm: Thịt luộc, lòng lợn, chả que, chả lá bưởi. Đây là 4 món ăn Không thể thiếu trong các bữa ăn của người Mường. Bên cạnh đó, ở trong bữa ăn cũng cần có rượu cần. Uống rượu cần là cùng bữa ăn chính là phong tục được giữ gìn đến ngày nay.
Một số món ăn đặc sản của Tây Bắc không thể thiếu trong bữa ăn nữa đó chính là rau rừng đồ, cá suối nướng, xôi nếp nương nóng hổi, rượu Mường cay nồng. Đối với mảng ẩm thực ở Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã khiến những du khách lần đầu đến đây vô cùng ấn tượng và lưu giữ hương vị.
Nếu du khách đến tham quan Bảo tàng không gian văn hóa Mường đúng mùa còn có thể được thưởng thức nhiều đặc sản thú vị khác như kiến, các món ăn được làm từ trứng kiến; Trong các thời điểm như tháng 8, tháng 9 còn có ong, nhộng tằm…Đây đều là những đặc sản của người Mường được thiên nhiên ban tặng.
Lời kết
Với một không gian Bảo tàng độc đáo, đậm nét văn hóa của người Mường cổ, chắc chắn Bảo tàng không gian văn hóa Mường sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và những kiến thức hấp dẫn. Mong những thông tin trên có thể giúp ích các bạn có chuyến đi an toàn và vui vẻ. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Địa Điểm Việt Nam để cập nhật thêm nhiều địa điểm thú vị khác nhé!
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!
Xem tiếp...