SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
61
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
520K

Bao quy đầu bị đỏ có sao không? Cần làm gì?

BS Bình Định

Fan Cứng
Bao quy đầu bị đỏ là dấu hiệu của những bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan trước hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh cảm giác, niệu đạo và các cơ quan sinh sản.

Bao quy đầu bị đỏ là do đâu?

Bao quy đầu bị đỏ là do đâu?
Bao quy đầu bị đỏ là biểu hiện ban đầu của những bệnh lý nam khoa xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Tình trạng bao quy đầu bị đỏ có thể là những tổn thương tạm thời không đáng quan ngại, tùy thuộc vào nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý mà có cách can thiệp phù hợp. Nguyên nhân sinh lý có thể là do:

  • Nam giới quan hệ tình dục mạnh, tư thế quan hệ không lành mạnh hoặc lạm dụng các loại thuốc kích dục, đồ chơi tình dục.
  • Quan hệ tình dục không phòng tránh an toàn, không vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đóng cặn nước tiểu và bựa sinh dục.
  • Ngứa, sưng đỏ do nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,…ký sinh tại nếp gấp bao quy đầu.

Những bệnh lý bao quy đầu xảy ra đa dạng gồm có:

Bao quy đầu dài hẹp


Bài quy đầu dài, bao quy đầu hẹp là những bệnh lý phổ biến ở nam giới trưởng thành. Tuy nhiên nếu bao quy đầu bị đỏ, ôm chặt lấy quy đầu trong mọi tình huống sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện để bựa sinh dục, nấm và vi khuẩn sinh sôi tạo thành các ổ viêm, sưng đỏ và nổi mụn.

Phương pháp điều trị:

  • Hình thức lột (tuột) bao quy đầu được áp dụng cho những bệnh nhân bị hẹp quy đầu nhẹ, trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, kết hợp bôi thuốc mỡ steroid để giảm ma sát và nới lỏng các mô.
  • Phương pháp cắt bao quy đầu được thực hiện khi lột bao quy đầu không mang lại hiệu quả, nam giới trưởng thành và có dấu hiệu viêm nhiễm bao quy đầu biến chứng.

Xem thêm: Trẻ bị đỏ bao quy đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu
Nguyên nhân bao quy đầu bị đỏ do viêm bao quy đầu xảy ra rất phổ biến ở đối tượng nam giới trưởng thành

Viêm bao quy đầu là nguyên nhân cơ bản khiến bao quy đầu bị đỏ. Trong đó những nguyên nhân chính gây viêm bao gồm sự tấn công của vi khuẩn, nấm men, virus HPV hoặc trùng roi trichomonas. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người trưởng thành và trẻ sơ sinh.

Người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sự xuất hiện của các đốm trắng nhỏ ở quy đầu và mặt trong bao quy đầu, bao quy đầu bị đỏ, ngứa dữ dội, quy đầu sưng tấy, tiểu tiện khó…

Phương pháp điều trị:

  • Thuốc/kem có steroid hoặc thuốc mỡ có kháng sinh dùng cho nhiễm khuẩn/trùng roi.
  • Thuốc chống nấm dùng cho nấm Candide giúp giảm nhẹ triệu chứng và điều trị nguồn lây nhiễm.
  • Nam giới không sử dụng sữa tắm hay dung dịch vệ sinh có nồng độ pH quá cao hay thấp.
  • Có thể sử dụng xà phòng loại nhẹ, không mùi, nước trà xanh hoặc nước muối sinh lý.

Bệnh Lậu


Lậu là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục xảy ra ở nam và nữ do vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Khi bị lậu ở nam giới, dương vật hay bao quy đầu bị đỏ và ra dịch mủ màu trắng, kèm theo cảm giác đau nhức, tiểu rắt nghiêm trọng.

Những dấu hiệu nhận biết viêm bao quy đầu do lậu bao gồm:

  • Bao quy đầu bị sưng đỏ, bề mặt quy đầu căng bóng và lỗ sáo sưng tấy, có thể kèm theo dịch mủ hoặc không.
  • Các dấu hiệu viêm niệu đạo như đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu rắt, tiểu ra máu…

Phương pháp điều trị:

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa lậu đặc hiệu, hiện tại các bác sĩ thường sử dụng thuốc ceftriaxone (Rocephin), Spectinomycine (trobicin) để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Đối với những trường hợp lậu nặng hơn sử dụng Ceftriaxone kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline.

Bệnh sùi mào gà


Bệnh sùi mào gà do virus human papilloma (HPV) gây ra, đây cũng là căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ở nam giới.

Sùi mào gà dễ lây lan và điều trị mất nhiều thời gian, chi phí. Do đó để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, nam giới nên chủ động bảo vệ bản thân trước khả năng lây nhiễm HPV lây truyền qua đường tình dục.

Phương pháp điều trị:

  • Đốt điện;
  • Điều trị bằng tia laser.
  • Tiêm thuốc interferon.
  • Phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp cắt lạnh hoặc cryo.

Tham khảo thêm: Bao quy đầu dài (thừa) có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Viêm bao quy đầu do khuẩn Candida

Viêm bao quy đầu do khuẩn Candida
Nấm Candida gây ngứa ngáy nghiêm trọng với khả năng tái phát nhiều lần trong năm

Bao quy đầu bị đỏ cũng có thể xuất phát từ nấm Candida gây ra. Viêm bao quy đầu do khuẩn Candida cũng là một dạng phổ biến của viêm bao quy đầu lở nam giới. Đối với nam giới quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh bộ phận sinh dục chưa đúng cách là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Phương pháp điều trị:

Để điều trị nấm Candida gây viêm bao quy đầu, người bệnh được sử dụng thuốc có corticosteroid. Cụ thể như nhóm Hydrocortison, prednisolon, betamethason… Ngoài ra bổ sung điều trị với clotrimazol, nystatin, miconazol… .

Bệnh mụn rộp sinh dục


Mụn rộp sinh dục do virus có tên herpes simplex (herpes simplex virus – HSV) gây ra cũng là nguyên nhân khiến bao quy đầu bị đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh có thể tái diễn nhiều lần trong năm, do virus herpes có sức sinh tồn mạnh mẽ, chúng trú ngụ trong cơ thể người và gây ra các đợt bùng phát khi có điều kiện thích hợp.

Bệnh mụn rộp sinh dục
Bao quy đầu bị đỏ do ảnh hưởng của mụn rộp sinh dục lây quan qua đường quan hệ không an toàn

Phương pháp điều trị:

Mụn rộp sinh dục có thể biến mất theo thời gian nhưng bệnh sẽ để lại những tổn thương nhất định đến cơ quan sinh dục.

Mụn rộp sinh dục được điều trị bằng liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch nuốt gen, hoặc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định. Bằng cách kết hợp chăm sóc, tằng cường miễn dịch tự nhiên mà số lần tái phát cũng giảm dần đi.

Viêm loét dạng vòng quy đầu


Ngoài biểu hiện bao quy đầu bị đỏ và sưng tấy, kèm theo đó có thể xuất hiện thêm các nốt ban đỏ. Tình trạng ngày càng nặng hơn khi các nốt ban này phát triển to cũng như lan rộng ra, gây ra lở loét tại vùng da bao quy đầu.

Phương pháp điều trị:

  • Kết hợp sử dụng thuốc chống nhiễm trùng, steroid khắc phục chứng nhiễm khuẩn/trùng roi.
  • Điều trị ngoại khoa phù hợp kết hợp cắt bao quy đầu để phòng tái nhiễm.

Bao quy đầu bị đỏ có sao không?

Bao quy đầu bị đỏ có sao không?
Các vấn đề về bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và cơ quan sinh sản của người bệnh

Từ những nguyên nhân trên mà nhận định, bao quy đầu bị đỏ là dấu hiệu nguy hiểm mà nam giới cần cảnh giác. Nếu nguyên nhân do bệnh lý, chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng gây viêm thì việc điều trị chậm trễ có thể khiến bệnh lây lan rộng hơn.

Nguy hiểm nhất là khi các vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập sâu vào hệ thống sinh sản. Đặc biệt là bìu, ống dẫn tinh,… nếu các cơ quan này bị nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.

Gợi ý: Thông tin cần biết cắt bao quy đầu bằng laser

Cách giảm sưng đỏ bao quy đầu tại nhà

  • Sử dụng túi chườm lạnh, hoặc khăn nhúng nước lạnh để chườm chỗ bị sưng đỏ 10 – 15 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày.
  • Bôi kem hydrocortison 1% hoặc thuốc mỡ để giảm ngứa, giảm sưng tấy đỏ.
  • Sử dụng băng gạc tiệt trùng hoặc miếng vải sạch bọc lấy quy đầu bị đỏ, nhằm tránh các ma sát và giảm kích thích.
  • Sử dụng diphenhydramine (Benadryl) hoặc cetirizine (Zyrtec) cho những trường hợp ngứa, gãi do dị ứng.

Lưu ý khi chăm sóc bao quy đầu bị đỏ đúng cách

Lưu ý khi chăm sóc bao quy đầu bị đỏ đúng cách
Người bệnh sử dụng đúng loại thuốc chữa đúng bệnh bao quy đầu
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: Nếu như vùng kín được vệ sinh bằng nước muối hàng ngày, tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, mẩn đỏ sẽ cải thiện dầu và biến mất.
  • Không quan hệ tình dục khi bị bệnh: Kiêng hoạt động tình dục cũng giảm các tổn thương, trầy xước phát sinh thêm.
  • Tuyệt đối không được gãi: Trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng viêm nhiễm cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dùng tay, hoặc bất kỳ can thiệp nào để gãi.
  • Có thể không mặc quần lót: Nếu người bệnh chỉ ở nhà thì việc mặc quần lót là không cần thiết. Bằng cách này dương vật sẽ được thông thoáng và ít ma sát hơn với quần áo.
  • Không tự ý dùng thuốc: Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa thăm khám kiểm tra.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa: Người bệnh tuyệt đối không tự “chữa bệnh” tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin bạn đọc tìm hiểu về vấn đề bao quy đầu bị đỏ và cách điều trị. Cho dù với bất cứ nguyên nhân nào thì việc giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thăm khám sớm vẫn đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn của tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:


Xem tiếp...
 
Top Bottom