SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
61
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
425K

Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?

Chiến Thắng Cơ xương khớp Đã hỏi: Ngày 26/02/2021

Chào bác sĩ! Thưa bác sĩ tôi muốn hỏi từ bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương, có khác nhau giữa nam và nữ không? Mong được bác sĩ giải đáp.​


5.882 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan Đã trả lời: Ngày 26/02/2021
Cơ xương khớp


Chào bạn Chiến Thắng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Chuyên mục Hỏi đáp chuyên gia của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Bệnh loãng xương, hay còn được biết đến như bệnh giòn xương và xốp xương, là tình trạng xương mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa, làm cho xương ngày càng dễ bị tổn thương và dễ gãy ngay cả khi chỉ gặp chấn thương nhẹ.

Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc phải loãng xương càng lớn hơn, tỉ lệ người bị loãng xương ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới, người có khung xương nhỏ có nguy cơ loãng xương cao hơn so với người có thân hình cao lớn. Độ tuổi dễ mắc loãng xương là những người trên 50 tuổi, ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 1/3 số nữ giới và 1/8 số nam giới trong độ tuổi này có nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, những người có nguy cơ bị loãng xương đang ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ người bị loãng xương ở độ tuổi từ 30 trở lên cũng đang dần tăng cao.

Trên thực tế, khi chúng ta 30 tuổi thì mật độ xương đã đạt đến mốc đỉnh điểm. Kể từ đây, quá trình sản xuất những phần xương mới sẽ chậm lại trong khi những phần xương cũ lại không ngừng thoái hóa. Ở một thời điểm nhất định thì tốc độ thoái hóa xương sẽ bắt kịp và vượt qua tốc độ tạo ra xương mới khiến chất lượng xương kém dần gây ra loãng xương và các vấn đề khác ở hệ xương khớp. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh loãng xương để giảm thiểu nguy cơ xuống mức thấp nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn nào khác, bạn vui lòng phản hồi lại với chúng tôi nhé!

Xem tiếp...
 
Top Bottom