SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Báo động đỏ cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì dương vật bị lóc da - Nam khoa Penuma

Nhờ bật "báo động đỏ" các bác sĩ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức đã cứu sống nam bệnh nhân nguy kịch do tai nạn giao thông khi anh này bị dập nát khu vực xương mu, dương vật bị lóc hết da để lộ cả tinh hoàn ra ngoài và cẳng chân bên phải cũng bị lóc một phần da.

Bật chế độ báo động đỏ để cứu người​


Tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện quận Thủ Đức, vào tháng 12/2019 đã tiếp nhận một bệnh nhân bị tai nạn giao thông được người dân đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân tên là T (sinh năm 1983), trước đó có lưu thông trên quốc lộ 1A khu vực quận Thủ Đức không may gặp tai nạn. Toàn bộ phần xương mu của anh bị dập nát, tinh hoàn và dương vật bị lóc hết da. Bệnh nhân trong trạng thái hôn mê vô cùng nguy kịch.

Nhanh chóng tiên lượng được tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ tại bệnh viện đã nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang mổ cấp cứu, áp dụng quy trình báo động đỏ khẩn cấp, huy động trong 5 phút các bác sĩ tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Cấp cứu, Khoa Tiết niệu nam khoa, khoa Gây mê hồi sức, Khoa Hồi sức tích cực, khoa Ngoại tổng hợp, cùng tiến hành khám, chẩn đoán, hội chẩn và quyết định nhanh chóng mổ khẩn cấp cho bệnh nhân T.

Ca phẫu thuật căng thẳng kéo bệnh nhân ra khỏi vòng tay tử thần​


Ngay khi bật chế độ báo động đỏ, các bác sĩ tại các khoa liên quan đã cùng nhau trải qua gần 5 tiếng đồng hồ bên cạnh bệnh nhân, tiến hành gây mê, thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ phải đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp của bệnh nhân liên tục và đồng thời đặt catheter tĩnh mạch để truyền thuốc trong quá trình phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị hồng cầu loại lắng 350ml, 4 đơn vị kết tủa lạnh và 4 đơn vị huyết tương tươi đã được đông lạnh.

Nhờ áp dụng quy trình báo động đỏ, bệnh nhân T đã được các bác sĩ cứu sống, vượt qua lưỡi hái của tử thần. Tuy nhiên, do lúc chuyển đến bệnh nhân đã vô cùng nguy kịch nên quá trình hồi phục sau mổ mất nhiều thời gian và phải được theo dõi cũng như điều trị tích cực từ ê kíp các bác sĩ, y tá…

Báo động đỏ là gì?​


\sk123\2022\news T1.2022\61a.JPG


Báo động đỏ chính là cách gọi của quy trình phối hợp vô cùng khẩn cấp giữa các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm tại các Khoa, ngành khác nhau cả trong bệnh viện và các bệnh viện khác nhằm nhanh chóng can thiệp cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Bởi với các bệnh nhân nguy kịch, kể cả sau khi phẫu thuật vẫn vô cùng nguy hiểm như sốc sau mổ, sốc thuốc mê… cần phải được theo dõi liên tục.

Ngoài ra muốn cứu sống bệnh nhân đang rơi vào nguy kịch cần phải có sự phối hợp giữa các bên thật nhịp nhàng nhanh chóng. Bởi chỉ cần chậm vài phút thôi, rất có thể tính mạng của bệnh nhân đã "ngàn cân treo sợi tóc" và bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế, mục tiêu của báo động đỏ, chính là khẩn trương nhất có thể để vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu, vừa hồi sức cho bệnh nhân. Muốn thế, toàn bộ ê kíp phải có mặt đầy đủ nhất, nhanh nhất và bỏ qua một số quy trình khác như X-Quang, siêu âm, xét nghiệm máu…

Nam khoa Penuma

Xem tiếp...
 
Top Bottom