THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
332K

Bạn là ai nếu chẳng phải người hướng nội cũng không phải hướng ngoại?

Phương Nga

Tích Cực
Tôi đã dành phần lớn cuộc đời để tự cho rằng mình là một người hướng nội, nhưng kiểu hướng nội của tôi có vẻ hơi… “lỗi”. Dù có thể tận hưởng sự cô đơn, tôi lại không thích ở một mình quá nhiều. Tôi không bao giờ né tránh các sự kiện tập thể, tuy vậy, tôi thường cảm thấy kiệt sức mỗi khi ra ngoài.

Tôi thích kết bạn mới. Tôi có thể là tâm điểm của cuộc vui nếu đó là một bữa tiệc nhỏ và có nhiều những người tôi quen biết. Trên thực tế, đôi khi tôi thích trở thành trung tâm của sự chú ý. Có rất nhiều đặc điểm “hướng ngoại” dường như ẩn chứa trong tính cách của tôi, nhưng tôi biết rõ rằng tôi không thể là một người hướng ngoại. Nói chuyện với người lạ khiến tôi lo lắng. Đám đông khiến tôi ngột ngạt. Dù có nhiều cuộc hẹn vui vẻ với bạn bè trong một tuần nhưng đâu đó trong tôi vẫn cần những khoảnh khắc “một mình”.

Nhưng sau khi tôi phát hiện ra rằng ngoài “hướng nội” và “hướng ngoại”, mình còn có một lựa chọn thứ 3. Hoá ra, tôi không phải là một kẻ nhạt nhoà, thiếu cá tính riêng biệt. Tôi là “ambivert”, một người hướng trung.

Nếu bạn cũng từng cảm thấy mình không hoàn toàn phù hợp với hướng nội hoặc hướng ngoại, có lẽ bạn cũng vậy!

Bạn là ai nếu chẳng phải người hướng nội cũng không phải hướng ngoại?


Ambivert (người hướng trung) là gì?​


Ambivert, hay còn gọi là người hướng trung, là kiểu tính cách lai tạo giữa hướng nội và hướng ngoại. Cụm từ này ngày càng trở nên phổ biến bởi trong xã hội hiện đại, phần lớn chúng ta đều là một “ambivert”. Cụ thể, trong nghiên cứu của giáo sư Adam Grant (ĐH Pennsylvania, Mỹ), có tới 2/3 người tham gia tự nhận mình không phải người hướng nội (“introvert”) hay người hướng ngoại (“extrovert”).

Điều này không quá khó hiểu. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh sự lanh lợi cởi mở cần có để mỗi cá nhân hoà nhập với thế giới bên ngoài, nhiều người trong chúng ta vẫn dành thời gian cho thế giới nội tâm để lắng nghe tiếng lòng và thấu hiểu bản thân.

Bạn là ai nếu chẳng phải người hướng nội cũng không phải hướng ngoại?


Những người "ambivert" (hướng trung) nằm giữa hai thái cực "introvert" (hướng nội) và "extrovert" (hướng ngoại).

Những người hướng trung nằm giữa hai thái cực hướng nội và hướng ngoại. Thay vì chỉ tập trung toàn bộ năng lượng ra bên ngoài như những người hướng ngoại, họ vẫn có thể tìm thấy sự dễ chịu khi làm mọi thứ một mình. Thay vì muốn ở một mình để suy nghĩ như những người hướng nội, họ tiếp cận theo cách khác: Họ đưa ra lựa chọn “chỉ mình tôi” hay là “chúng ta” tuỳ thuộc theo cảm xúc và tâm trạng của mình lúc đó.

Ngoài ra, người hướng trung còn được nhắc đến với những tên gọi khác như: Người hướng ngoại khép kín (antisocial extrovert), người hướng nội dễ gần (social introvert) hay người hướng nội cởi mở (outgoing introvert).

Thế mạnh của người hướng trung: Sự giao thoa giữa hướng nội và hướng ngoại​


Bởi là sự tổng hoà của cả hướng nội và hướng ngoại, những người hướng trung sẽ có lợi thế lớn nếu biết cân bằng cả hai nét tính cách.

Họ có khả năng tập trung


Người hướng trung thường tập trung cao độ khi làm việc, họ rất khó bị xao nhãng bởi những yếu tố tác động bên ngoài. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người hướng trung có khả năng phản hồi ở phần não bộ phía trước nhanh hơn những người còn lại. Từ đó, họ có thể dồn sức tuyệt đối vào các đầu việc so với những người hướng nội thường để tâm trí lang thang với quá nhiều suy nghĩ, hay những người hướng ngoại dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.

Họ có khả năng thuyết phục tốt


Đây là một trong những ưu thế lớn của người hướng trung. Họ biết lắng nghe, đủ nhạy cảm với nhu cầu của những người họ cần thuyết phục, đồng thời có thể thu hút sự chú ý của nhiều người và kết nối tập thể. Bởi vậy, đây là nhóm người thường có khả năng quản lý, lãnh đạo tốt hơn cả.

Họ dễ thích nghi với mọi tình huống


Những “ambivert” có thể làm việc độc lập lẫn làm việc nhóm hiệu quả. Họ dám mạo hiểm và liều lĩnh nhưng cũng biết dừng lại kịp thời để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Người hướng trung có thể dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và xoay chuyển linh hoạt tuỳ thuộc vào môi trường và những tình huống cụ thể.

Bạn là ai nếu chẳng phải người hướng nội cũng không phải hướng ngoại?


5 dấu hiệu cho thấy bạn là một người hướng trung​


Nhiều bạn bè từng cho rằng bạn là mẫu người hướng nội điển hình, trong khi một số khác lại quả quyết bạn là người hướng ngoại dựa trên sự ứng phó nhanh nhạy của bạn trong một số tình huống xã hội. Vậy bạn là ai, liệu có phải là một “ambivert”? Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy bạn là một người hướng trung:

Bạn yêu thích khoảng thời gian một mình, nhưng đôi khi cô đơn quá lâu khiến bạn thấy buồn chán


Rất nhiều lúc, bạn không mong muốn gì hơn việc có một ngày được “một mình” đúng nghĩa. Bạn coi trọng những khi một mình, bạn sẽ đọc sách, chạy bộ, thiền, tắm, ngủ,… Tuy nhiên nếu ít ra ngoài trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt và khao khát được kết nối xã hội.

Ngược lại, bạn luôn có khoảng thời gian thực sự vui vẻ khi đi chơi với bạn bè thân thiết. Nhưng nếu ở ngoài quá lâu, bạn dễ mệt mỏi và căng thẳng. Buổi tối hoàn hảo của bạn có thể là ăn tối cùng bạn bè hoặc đọc sách một mình.

Bạn giao tiếp tốt và biết lắng nghe


Người hướng ngoại thích giao tiếp còn người hướng nội lại rất giỏi trong vai trò lắng nghe. Vì thế khi thuộc nhóm người hướng trung, bạn biết lắng nghe đúng lúc và lên tiếng khi cần. Lối giao tiếp thấu cảm và sâu sắc khiến phong thái của những người hướng trung thường rất thu hút người khác.

Bạn cảm thấy mình dễ “cạn năng lượng” mà không rõ tại sao


Bởi trải qua rất nhiều khía cạnh trong tính cách của cả hướng nội lẫn hướng ngoại, bạn sẽ dễ cạn kiệt năng lượng khi suy nghĩ quá nhiều (hướng nội), cũng như ở cạnh quá nhiều người trong một khoảng thời gian dài (hướng ngoại).

Bạn ngại bắt chuyện với người lạ, nhưng lại dễ dàng kết thân với bạn của bạn bè


Bạn không ngại gặp gỡ những người người mới, nhưng việc nói chuyện với người lạ khiến bạn căng thẳng và cảm thấy “không an toàn”. Hầu hết những người bạn “mới” của bạn là bạn bè của những người bạn thân nhất, bởi họ giúp bạn cảm thấy thoải mái và đáng tin cậy hơn khi bắt đầu kết giao.

Bạn không có nhiều bạn thân, nhưng đó là những người bạn “chất lượng”


Bạn chan hoà và cởi mở với bạn bè, nhưng không có nhiều bạn thân. Bạn không cần một mạng lưới quan hệ rộng lớn để thấy mình quan trọng. Bạn có thể kể tên những người bạn thân nhất mà không cần do dự. Tuy không nhiều, song những người được bạn xếp vào vòng tròn thân thiết của mình đều thực sự đáng tin cậy. Đó là những người mà bạn có thể tin tưởng sâu sắc và chia sẻ mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống.

Bạn là ai nếu chẳng phải người hướng nội cũng không phải hướng ngoại?


Hướng nội, hướng ngoại hay hướng trung cũng không phải là vấn đề: Quan trọng là bạn có hiểu và tận dụng hết điểm mạnh của bản thân hay không!​


Hướng nội, hướng ngoại hay hướng trung cũng chỉ là tên gọi cho những kiểu tính cách. Cố gán cho tính cách của mình một cái tên không quan trọng bằng bạn hiểu bản thân mình đến đâu. Bạn có thể là một người hướng ngoại thích giao tiếp, thích được chú ý và sợ sự cô đơn; bạn cũng có thể là một người hướng nội suy nghĩ nhiều và bị “gán mác” khó gần; hay bạn cũng có cả hai loại tính cách, vừa thích yên tĩnh lại thích kết giao và chia sẻ. Không sao cả! Hướng nội, hướng ngoại hay hướng trung không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn có thực sự biết mình muốn gì, cần gì và làm sao để sống hiệu quả nhất với những ưu điểm, nhược điểm mà mình có.

Không có tính cách nào là đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực. Chỉ có một điều duy nhất là sống đúng với con người bạn, không cần gò bó hay ép buộc mình phải giống bất kỳ ai. Bởi vì bạn biết không, cuộc sống luôn ban cho ta rất nhiều cơ hội để được sống là chính mình!

Một con chim nếu cố bơi lội dưới nước, nó sẽ chìm nghỉm. Một con cá nếu cố chạy đua với đám động vật bốn chân, nó cũng sẽ mắc cạn. Mỗi người đều có những ưu thế mà người khác không có được. Dù bạn là ai, là chim hay cá, là hướng nội hướng ngoại hay hướng trung, hãy biết tìm ra môi trường phù hợp với mình, lưu dấu ấn với những thế mạnh chỉ mình bạn mới có và sống một cuộc đời ý nghĩa.

Cẩm Mịch



Xem tiếp...
 
Top Bottom