SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Men gan cao có được uống thuốc giảm mỡ không? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 55 tuổi. Vì xét nghiệm hoá sinh mỡ máu cao nên tôi uống Atorvastatin theo toa của bác sĩ điều trị. Men gan tăng rất cao (AST: 20-27 và ALT: 25-50). Tôi rất phân vân và lo lắng, không biết dùng thuốc gì để điều trị rối loạn mỡ máu mà không làm men gan tăng cao. Bác sĩ điều trị khuyên tôi nên chấp nhận ưu tiên điều trị rối loạn mỡ máu dù men gan có tăng cao. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Các loại men gan chứa trong các tế bào gan. Khi tế bào gan bị tổn thương như do viêm gan, ung thư gan, nhiễm độc, nhiễm trùng, uống nhiều bia rượu …men gan sẽ được phóng thích ra khỏi tế bào và nồng độ trong máu tăng lên cao. Mức độ tổn thương gan tỷ lệ thuận với nồng độ men gan, tổn thương càng nhiều thì men gan càng cao. Do đó, trên lâm sàng, men gan là xét nghiệm “vàng” hay “chỉ điểm” của chức năng gan.

Men ALT và AST liên hệ chặt với tổn thương gan do bệnh lý, còn men GGT thường liên hệ tổn thương gan do rượu, bia. Một số loại thuốc như chống lao, giảm mỡ, kháng sinh… có thể gây tổn hại tế bào gan, khi dùng cần thận trọng.

Theo thư trình bày, chúng tôi thấy có 2 vấn đề:

  • Bà bị Rối loạn lipid (mỡ) máu và cơ thể đáp ứng tốt với Atorvastatin, một loại thuốc giảm mỡ trong nhóm thuốc statin.
  • Men gan của bà có “hơi cao” chứ không “quá cao” như bà mô tả. Trên lâm sàng có những trường hợp suy gan nặng men gan lên cả trăm đơn vị.

Cũng như các bệnh nội tiết, chuyển hóa khác, điều trị Rối loạn lipid (mỡ) máu cũng cần 3 chế độ như cái “kiềng 3 chân” là : Chế độ ăn uống, Chế độ vận động và Chế độ thuốc men theo thứ tự ưu tiên.

Cần lưu ý là hầu như không có loại thuốc nào tốt “tuyệt đối”, không có tác dụng phụ cả. Quan trọng là chúng ta cân nhắc giữa lợi và hại để chọn quyết định sau cùng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom