SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Làm thế nào khi có triệu chứng phù trong thai kỳ? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Câu hỏi:

Chào Bác sĩ, em vừa mang thai ở tháng thứ 4, tuy nhiên hiện chân em đã có dấu hiệu phù. Theo em được biết, tình trạng phù chân thường chỉ xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Vậy em có bị sao không thưa bác sĩ? Và có phải điều trị gì không ạ?

Trả lời:

Chào em. Phù nề có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng thai phụ, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do đứng lâu; chế độ ăn ít kali; tiêu thụ nhiều caffein; ăn nhiều muối; làm việc vất vả; thời tiết nóng bức. Phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.

Cách giảm, tránh bị phù nề:

  • Nếu bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali (có trong hoa quả, rau xanh, thịt gà, cá, sữa chua...) vào thực đơn hàng ngày.
  • Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hóa, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.
  • Ăn nhạt: Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.
  • Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.
  • Thai phụ nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ như: Đi bộ, bơi lội, aerobic... Những động tác giãn cơ cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, để không bị phù chân, thai phụ nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn.

Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom