SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Làm thế nào để xử lý triệu chứng đầy hơi khó tiêu khi mang thai? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Câu hỏi:

Chào bác sĩ, cho em hỏi triệu chứng đầy hơi, khó tiêu khi đang mang thai có nguy hiểm không ạ? Và cách xử trí như thế nào ạ?

Trả lời:

Trong những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở vì ốm nghén và đầy hơi, nên không muốn ăn gì. Khi mang thai, hoóc-môn làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm.

Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II - III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày của mẹ bầu. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản, ngoài ra, hệ tiêu hóa ở mẹ bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến mẹ bầu luôn bị đầy hơi và thậm chí đau bụng.

Để khắc phục chứng đầy hơi khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý:

  • Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 8-10 ly mỗi ngày.
  • Tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa khí và đầy hơi.
  • Không ăn đường tinh luyện: Chị em cần loại bỏ nước ép trái cây ngọt và đồ uống có ga khỏi chế độ ăn uống, bởi vì chúng có chứa fructose giúp tăng cường và làm trầm trọng thêm đầy bụng trong thời gian mang thai.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Nên tăng lượng chất xơ từ từ vì ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón.
  • Nói không với các món ăn dễ gây sình hơi như đậu, hành, bông cải xanh và cải bắp. Các loại thực phẩm chiên có thể không gây ra khí độc, nhưng chúng sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn và đóng góp vào sự đầy hơi.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Một cách đơn giản để đánh bại đầy bụng khi mang thai là ăn ít hơn nhưng thường xuyên hơn.
  • Ăn chậm: Tạo thói quen nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt. Ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp hệ thống tiêu hóa không bị quá tải và giảm được lượng khí.

Nếu bạn có cảm giác khó chịu ở đường ruột như đau bụng hoặc quặn bụng, hoặc có máu trong phân, tiêu chảy nặng thì hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom