SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

ÁP XE VÚ CÓ MỦ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Áp xe vú có mủ là tình trạng viêm nhiễm ở vú tiến triển trong thời gian dài, nếu không được điều trị khẩn cấp sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, hoại tử vú, nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú trong tương lai. Vậy mẹ bầu cần làm gì để tránh nguy hiểm? ThS.BSNT Nguyễn Thành Vinh, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

ap-xe-vu-co-mu.jpg
 

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT

Các dấu hiệu vú bị áp xe​

Áp xe vú là hiện tượng tụ mủ khu trú ở mô vú, thường gặp ở phụ nữ sau sinh đang trong thời kỳ hậu sản và cho con bú. Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus và Streptococcus. Ngoài ra, còn có những tác nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn hay sẹo gây tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú cũng có thể gây ra tình trạng áp xe vú. (1)

Trường hợp áp xe vú giai đoạn đầu, còn gọi là giai đoạn viêm nhiễm, mẹ sẽ khởi phát các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi… Cảm giác đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau khi cử động vai hoặc cánh tay. Bầu vú bị viêm sẽ sưng to hơn, sờ cứng chắc, xuất hiện hạch ở nách, sưng to và gây đau. Nếu ổ viêm nằm sâu trong tuyến vú sẽ thấy vùng da trên ổ viêm bình thường. Tuy nhiên, nếu ổ viêm nằm trên bề mặt tuyến hoặc ngay dưới da, vùng da sẽ căng đỏ, nóng và phù nề.

Khi áp xe vú bước sang giai đoạn tạo ổ áp xe, tùy vào từng trường hợp cụ thể mẹ xuất hiện một hay nhiều ổ áp xe, và ổ áp xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú mà sẽ có triệu chứng khác nhau. Nhìn chung các triệu chứng sẽ tăng nặng hơn so với giai đoạn viêm nhiễm, xuất hiện các biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét lạnh run, lưỡi bẩn, môi khô, da xanh xao, đau đầu, khát nước, vùng da trên ổ áp xe căng cứng, nóng, đỏ và có thể bị phù tím.

Áp xe vú nếu không được can thiệp điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, tự ý điều trị theo tư vấn của những người không đủ chuyên môn có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng tuyến vú mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú trong tương lai. Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, mẹ cần thăm khám sớm để được can thiệp kịp thời và hiệu quả. (2)

mủ trong ổ áp xe
Minh họa tình trạng ổ áp xe vú có mủ

Trường hợp nào khiến áp xe vú có mủ?​

Nguy cơ mắc phải áp xe hay apxe vú có mủ sẽ tăng lên ở mẹ cho bé bú không đúng cách, bé bú kém, không đủ số lần, lực hút không đủ mạnh hoặc mẹ không vắt/hút bỏ sữa sau khi bé bú nó khiến sữa tích tụ lại trong vú. Ngoài ra, thói quen mặc áo ngực chật, hay địu bé trước ngực, vệ sinh vú không sạch sẽ hoặc núm vú bị trầy xước… cũng dễ dẫn đến tình trạng áp xe.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không hợp lý, thức đêm nhiều, làm việc nặng nhọc, lao động vất vả… sẽ tăng nguy cơ bị ứ đọng sữa trong tuyến vú. Khi không được can thiệp sớm và đúng cách có thể gây ra hiện tượng áp xe vú có mủ. (3)

Áp xe vú có mủ có nguy hiểm không?​

Áp xe vú có mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đối với mẹ đang trong thời kỳ hậu sản và cho con bú. Ở giai đoạn đầu, áp xe vú khiến cơ thể mẹ suy nhược, mệt mỏi, đau nhức ở vai lan sang cánh tay. Khi bệnh không được điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn tạo ổ áp xe, khiến toàn thân mẹ phải chịu đựng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, rét run, môi khô, khát nước, vùng da trên ổ áp xe căng tức, sưng đỏ, phù tím, cơ thể gầy yếu nhanh…

Đồng thời, lúc này mẹ sẽ nhận thấy đầu núm vú bị tụt vào trong, xuất hiện các biểu hiện của viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da cũng bắt đầu nổi rõ hơn. Nếu ổ apxe vú có mủ, sữa mẹ chảy ra sẽ lẫn mủ và có mùi hôi tanh khiến bé không thể bú.

Bác sĩ Thành Vinh chia sẻ, áp xe vú không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ nhanh chóng tạo thành ổ áp xe lan rộng, tự vỡ hoặc hoại tử vú. Khi đó tuyến vú của mẹ bị mất chức năng tiết sữa, không còn khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ cho con. Tình trạng nhiễm trùng từ ổ áp xe có thể bắt đầu lan rộng, lan sang các mạch máu và đi khắp cơ thể, gây các biến chứng nặng như suy thận, nhiễm trùng huyết, nặng hơn có thể gây hoại tử các chi.

biểu hiện khi vú có ổ áp xe


Các phương pháp điều trị áp xe vú có mủ​

Sau bước thăm khám và chẩn đoán, tùy vào vị trí và kích thước của ổ áp xe mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Về nguyên tắc, đối với những ổ áp xe vú có mủ sẽ được phẫu thuật bằng cách chích rạch và tháo mủ. (4)

Bác sĩ Thành Vinh cho biết, đối với các ổ áp xe ở nông dưới da và quanh quầng vú, phương pháp điều trị sẽ như chích nhọt ở những vị trí khác. Đối với các ổ áp xe thể tuyến, bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê tại chỗ, chích rạch ổ áp xe theo đường na hoa vị trí thấp nhất ở khu vực áp xe. Thường đường rạch dài khoảng 7-10cm, cách núm vú khoảng 2-3cm. Sau khi rạch, dùng ngón tay đưa vào ổ mủ để phá hết các vách xơ. Trong tình huống đã rạch một đường nhưng khó tháo mủ vì có nhiều ổ áp xe, bác sĩ sẽ rạch thêm đường thứ hai.

Sau khi tháo mủ, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu bằng cao su hoặc độn gạc. Những ngày sau mổ sẽ bơm rửa ổ áp xe hàng ngày qua ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn. Song song đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh toàn thân điều trị.

Đối với các ổ áp xe ở sau tuyến, bác sĩ sẽ chích rạch da tháo mủ theo đường vòng cung ở bờ dưới, bên ngoài tuyến vú. Tương tự như trên, sau tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu hoặc độn gạc. Tiến hành vệ sinh ổ áp xe hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn, giúp việc hồi phục và liền sẹo được nhanh chóng hơn.

Ổ áp xe vú có mủ sẽ được điều trị bằng cách chích rạch da và tháo mủ, có thể kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân

Các bước chích rạch da ổ áp xe như sau:

  • Sát trùng toàn bộ vùng da bị áp xe từ trong ra ngoài, sử dụng khăn vô trùng để bao bọc xung quanh vùng tiến hành thủ thuật.
  • Xác định vị trí ổ áp xe, sờ tìm chỗ da mềm nhất.
  • Tiến hành rạch da ngay trên vị trí ổ áp xe theo đường chéo nan hoa, chọn tâm là núm vú.
  • Sau khi rạch da và khối tổ chức dưới da, cần đi thẳng vào vị trí ổ áp xe, tránh làm nát các tổ chức xung quanh ngăn tình trạng chảy máu. Sử dụng kẹp nhỏ hoặc đầu ngón tay phá các vách xơ để mủ chảy ra ngoài.
  • Để da hở, sử dụng ống dẫn lưu hoặc đặc gạc con trong ổ áp xe để dẫn lưu mủ ra ngoài và rút sau 12 giờ.
  • Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng sau rạch chích da để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu tại vùng da bị rạch hoặc trong ổ áp xe, ổ áp xe không thoát mủ…
Ổ áp xe vú có mủ là tình trạng nhiễm trùng đã tiến triển nặng, vì thế mẹ không được tự ý áp dụng các cách điều trị dân gian hoặc sử dụng thuốc do người không đủ chuyên môn kê đơn để tránh nguy cơ nhiễm trùng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được can thiệp xử trí ổ áp xe đúng cách và theo dõi chặt chẽ các triệu chứng sau thủ thuật.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cá thể hóa… tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ và vị trí ổ áp xe vú mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe mẹ và chất lượng sữa mẹ cho bé.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Phòng ngừa áp xe vú bằng cách nào?​

Có thể thấy, áp xe vú sau sinh do tình trạng viêm vú hoặc tắc tuyến sữa tạo nên những ổ mủ viêm tại vú. Vì thế, để tránh bị áp xe vú, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm vú cũng như toàn bộ vùng trước và sau khi cho con bú. Cho bé ngậm bắt vú đúng cách, tránh làm trầy xước đầu núm vú để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiễm trùng.

Khi cho bé bú, mẹ nên cho bé bú hết từng bên vú rồi mới chuyển sang bầu vú còn lại. Nếu bé không bú hết, mẹ cần vắt hoặc hút sữa ra để tránh sữa ứ đọng gây tắc sữa dễ bị áp xe.

sử dụng máy hút sữa
Mẹ cần hút hoặc vắt hết sữa sau mỗi cữ cho bé bú để tránh sữa ứ đọng gây tắc nghẽn dễ dẫn đến áp xe vú
Mẹ cũng cần chú ý việc giữ sức khỏe tốt trong giai đoạn hậu sản. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, tránh lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya…

Ngoài ra, mẹ cần mặc áo ngực vừa vặn với cơ thể, không bó sát bầu ngực. Hạn chế địu bé trước ngực để tránh tạo áp lực bên bầu ngực. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên khoa học.

Áp xe vú có mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi có những triệu chứng khó chịu, căng tức hoặc đau nhức ở vú, mẹ hãy thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
 
Top Bottom