THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
391K

Áp xe răng là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Thanh Lan

Tích Cực
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng do sâu răng, nứt răng hoặc các bệnh lý khác về nướu gây ra. Khi bị áp xe răng, người bệnh sẽ thấy răng bị đau nhiều, kèm sưng đỏ, chảy mủ. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra chết tủy, hình thành viêm nhiễm ở xương hàm và mô xung quanh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh áp xe răng bạn đừng bỏ qua nội dung trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng áp xe răng là gì?​


Bị áp xe răng là gì? Theo đó áp xe răng là một thuật ngữ mang tính tổng quát dùng để nói về những trường hợp răng bị đau nhiều ngày kèm theo các triệu chứng khác như tích tụ, chảy mủ, sưng đỏ. Và áp xe răng xảy ra như một kết quả của bệnh viêm hốc răng do không được điều trị kịp thời. Hoặc nếu răng bị vỡ, nứt, thủng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong khiến mủ tích tụ ở các đầu rễ xương hàm, gây nên túi mủ và được gọi là áp xe.

Áp xe răng được phân thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như: Áp xe răng sữa, áp xe răng cửa, áp xe răng khôn, áp xe tủy răng, áp xe răng hàm dưới, áp xe ổ chân răng, viêm áp xe răng, áp xe quanh thân răng, áp xe răng hàm dưới,….

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng do sâu răng, nứt răng hoặc các bệnh lý khác về nướu gây ra
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng do sâu răng, nứt răng hoặc các bệnh lý khác về nướu gây ra

Ép xe răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Để điều trị dứt điểm ép xe răng, người bệnh cần nhanh chóng giải quyết các ổ áp xe và khu vực bị nhiễm trùng. Thế nhưng ở một số trường hợp ống chân răng có thể tự cải thiện, tuy nhiên đôi khi cũng cần đến sự can thiệp của y tế, bác sĩ chuyên môn cao.

Dấu hiệu khi bị áp xe răng​


Nội dung trên đã trả lời cho câu hỏi hiện tượng áp xe răng là gì. Tuy nhiên để nhận biết bệnh bạn cần đặc biệt chú ý lắng nghe cơ thể mình. Những triệu chứng điển hình khi bị viêm áp xe răng như:

  • Người bệnh cảm thấy răng đau nhức thường xuyên. Tình trạng đau này sẽ xảy ra nhiều hơn mỗi khi nhai, cắn, nuốt. Thậm chí đôi khi ngậm miệng thôi bạn cũng sẽ thấy đau, ê buốt.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn những thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi đã đánh răng nhiều lần.
  • Bắt đầu nổi hạch ở vùng cổ.
  • Hàm trên và hàm dưới có dấu hiệu sưng to.
  • Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, đôi khi sốt, nóng.

Đây là những triệu chứng thường gặp khi bị ép xe răng. Thế nhưng nếu bạn thấy người nóng, sốt, mặt sưng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên điều trị về răng để được thăm khám kịp thời. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy sự nhiễm trùng đã lan vào bên trong hàm, đến các mô xung quanh, cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ép xe răng​


Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm áp xe răng chính là việc không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sai cách. Các thức ăn còn thừa bám dính trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.

Hoặc bệnh có thể hình thành do sâu răng. Như vậy người ta gọi đó là áp xe bị sâu răng. Khi áp xe răng bị gây ra bởi chấn thương, gãy hoặc mẻ răng. Lúc này men răng bị vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi sâu vào trong tủy và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Từ đó các ổ viêm nhiễm lan rộng ra chân răng và đi vào xương. Tình trạng này được gọi là áp xe ổ chân răng.

Những nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ hình thành ra bọc mủ, làm sưng ở các mô trong răng. Từ đó hình thành nên các cơn đau nhức răng dữ dội. Đau nhức có thể biến mất khi chân răng của người bệnh bị chết hoàn toàn. Thế nhưng nhiễm trùng vẫn sẽ hoạt động lan ra xung quanh, phá hoại các mô khác.

Các chuyên gia nha khoa cho biết những người bị sâu răng có nguy cơ bị ép xe cao hơn bình thường. Bởi khi răng bị sâu, vi khuẩn tồn tại trong nướu, tủy, răng và tiết ra chất độc khiến cho khu vực xung quanh đó bị sưng tấy, mưng mủ. Hậu quả cuối cùng chính là áp xe bị sâu răng.

Ép xe răng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau
Ép xe răng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Như vậy có thể thấy ép xe răng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân và vị trí của ổ áp xe mà bác sĩ phân bệnh thành 2 loại.

  • Áp xe chân răng: Áp xe quanh chân răng là gì? Đây là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra ở khu vực chân răng. Áp xe chân răng là hậu quả của bệnh lý tủy xương nào đó khi không được điều trị, hoặc can thiệp lấy tủy thất bại. Ngoài ra áp xe chân răng được chia thành áp xe quanh chân răng không có ổ và có ổ. Áp xe quanh chân răng không có ổ là một dạng nhiễm trùng nhẹ xảy ra do vi khuẩn, ổ vi khuẩn tấn công vào men răng. Áp xe quanh chân răng có ổ là tình trạng nhiễm trùng cấp tính, nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Áp xe quanh thân răng: Đây là tình trạng khi khối áp xe bao bọc toàn bộ răng bị tổn thương. Áp xe quanh thân răng là kết quả của bệnh nha chu diễn biến lâu nhưng được can thiệp y tế, dẫn đến viêm nhiễm.

Ngoài các vấn đề trên, nha sĩ cho biết, áp xe không chỉ xảy ra ở miệng, nó có thể phát triển tại mọi vị trí bị viêm nhiễm. Ví dụ như, chúng hình thành bởi các vết rách trong khoang miệng, thế nhưng tình trạng này hơi hiếm gặp. Bởi nước bọt của con người có khả năng kháng khuẩn nhẹ nên khi có vết rách và tổn thương ở mô miệng sẽ nhanh chóng được nước bọt giải quyết.

Điểm danh các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh​


Áp xe quanh thân răng hay viêm áp xe răng, hoặc một số loại bệnh lý về răng khác được hình thành nếu gặp những yếu tố nguy cơ sau:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu sạch sẽ: Nếu như bạn lười đánh răng, không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 2 lần sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng, các bệnh lý về nướu, hoặc một số biến chứng nguy trọng khác, trong đó có ép xe răng.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường: Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường như bánh kem, nước ngọt, socola,… có thể là nguyên nhân khiến răng bị sâu và ép xe.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý nguy hiểm: Nếu bạn bị tiểu đường, hoặc đã từng bị, hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ nhiễm trùng cao, tăng khả năng bị ép xe.

Viêm áp xe răng có nguy hiểm không? Biến chứng​


Bị áp xe răng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, vô cùng khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu được điều trị sớm và dứt điểm sẽ không để lại hậu quả hay biến chứng nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu áp xe tủy răng không được phát hiện và chữa trị tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, ép xe tủy răng sẽ nguy hiểm hơn với những người có hệ miễn dịch yếu kém. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị áp xe quanh thân răng hoặc áp xe ổ chân răng như:

Mất răng là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng do ép xe gây ra
Mất răng là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng do ép xe gây ra
  • Mất răng: Nếu như bạn bị ép xe răng, má sẽ trở nên sưng tấy kèm theo đau nhức, mưng mủ. Các ổ mủ nếu không vỡ sẽ gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, khiến việc nghiền thức ăn bị ảnh hưởng. Thậm chí răng sẽ bị lung lay, hoặc mất hẳn răng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
  • Chuyển thành bệnh mãn tính: Các ổ áp xe nếu không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang mãn tính khó khỏi hơn. Đồng thời các ô viêm nhiễm có nguy cơ lây lan sang khu vực khác, khó kiểm soát hơn, tiềm ẩn nhiều chứng như nhiễm trùng máu, tử vong.
  • Nguy cơ sảy thai: Nếu đối tượng người bệnh là phụ nữ có thai, các ổ áp xe gây nhiễm trùng, đe dọa sự phát triển của thai nhi, sức khỏe mẹ.

Ép xe răng khi nào nên đến gặp bác sĩ?​


Áp xe tủy răng, ổ chân răng,… nếu bạn chủ quan không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như đã nêu ở nội dung trên. Vậy câu hỏi được đặt ra là khi nào người bị ép xe răng nên đến gặp bác sĩ? Theo đó các nha sĩ cho biết, nếu người bệnh có dấu hiệu sưng mặt, sốt thành từng cơn, khó thở, không thể nhai nuốt cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị. Bởi đây là những triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng đã ăn sâu vào trong xương hàm và các tế bào lân cận trên cơ thể. Nếu vẫn không nhanh chóng xử lý có thể để lại nhiều hậu quả tiếc nuối.

Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh​


Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra, khi thấy có dấu hiệu viêm áp xe răng bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn cách chữa bệnh tối ưu. Tuy nhiên trước khi tiến vào quá trình chữa bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Dùng tay kiểm tra răng: Bệnh nhân nằm ngửa, há miệng để nha sĩ dùng tay kiểm tra vị trí khối áp xe. Khối này nằm ở vị trí mà người bệnh cảm thấy đau nhất khi bác sĩ dùng lực ấn vào.
  • Dùng bộ gõ thăm khám: Nha sĩ dùng bộ gõ chuyên khoa để gõ vào từng răng. Nếu bạn cảm thấy đau khi gõ hoặc ấn vào răng đó chứng tỏ đã bị áp xe, hoặc ảnh hưởng của ổ áp xe.
  • X-Quang: Xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán các bệnh lý về răng, bao gồm ép xe. Qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng các mô xương răng cũng như vị trí, kích thước ổ ép xe.
  • Chụp CT: Chẩn đoán hình ảnh này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân bị ép xe, khối nhiễm trùng đã lây lan qua các bộ phận khác theo mạch máu.
Nha sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Nha sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất​


Dựa theo kết quả kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm, nha sĩ sẽ chỉ định bạn phương pháp điều trị tốt nhất. Thế nhưng bạn cần lưu ý trong khâu chọn lựa địa chỉ chữa bệnh. Theo đó, bạn nên chọn những bệnh viện chuyên về răng, hoặc nha khoa uy tín, có tiếng, bác sĩ giỏi.

Mục đích chính của việc điều trị chính là loại bỏ các ổ viêm nhiễm, giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể xảy ra, đồng thời bảo tồn răng ở trạng thái tốt nhất. Dưới đây là các phương pháp chữa áp xe quanh thân răng tốt nhất hiện nay.

Điều trị ép xe răng bằng phương pháp Tây y​


Dùng phương pháp Tây y luôn được người bệnh lựa chọn khi gặp các vấn đề về răng, bao gồm ép xe. Phương pháp này sẽ giúp đả thông áp xe, đồng thời loại bỏ toàn bộ các ổ nhiễm trùng. Chính xác như sau:

  • Điều trị áp xe bị sâu răng, có vấn đề: Đây là thủ tục đầu tiên để loại bỏ được áp xe. Phương pháp này sẽ ngăn chặn vi khuẩn lây lan, giúp bảo tồn răng một cách tối đa. Để làm được việc này nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa để khoan vào và loại bỏ trung tâm của mô bệnh ép xe. Tiếp đó các kênh sẽ được làm đầy, dùng mũ răng bằng sứ hoặc vàng để hoàn thiện quá trình loại bỏ ổ bệnh. Chiếc răng được phục hồi sau điều trị có thể sử dụng cả đời nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Điều trị tủy răng: Với những trường hợp vi khuẩn đã tấn công vào tủy răng và gây đau nhức, viêm nhiễm. Lúc này nha sĩ sẽ phải mở ống tủy, loại sạch vi khuẩn và bịt lại bằng cách trám răng, hoặc bọc răng sứ.
  • Thoát nước ép xe: Để chữa trị triệt để ép xe răng ở trẻ em nha sĩ cần cắt một đường nhỏ trên áp xe để trích bỏ ổ mủ viêm. Sau khi rạch áp xe răng nha sĩ sẽ làm sạch bằng dung dịch muối.
  • Nhổ bỏ răng sâu: Trường hợp răng bị sâu không thể lưu lại nha sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nhổ bỏ và lấy đi ổ áp xe để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Sau khi răng sâu bị nhổ bỏ sẽ hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm. Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên trồng răng giả ngay sau khi nhổ răng càng sớm càng tốt. Hiện nay phương pháp cấy ghép răng Implant là giải pháp được khá nhiều người lựa chọn.
  • Uống thuốc kháng sinh: Với trường hợp bị nhiễm trùng chỉ xảy ra ở ổ áp xe, bác sĩ nha khoa sẽ không chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Thế nhưng nếu nhiễm trùng đã lan rộng sang các răng khác, hoặc hàm, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để bạn sử dụng. Mục đích là ngăn chặn sự lan rộng của việc nhiễm trùng. Đồng thời khuyến khích những người có hệ miễn dịch yếu nên áp dụng phương pháp này. Một số loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định như: Erythromycin, Doxycycline, Aspirin,… hoặc thuốc có khả năng chống viêm như Ibuprofen.
  • Loại bỏ dị vật: Trường hợp áp xe hình thành do dị vật bị mắc kẹt trong nướu, nha sĩ sẽ loại bỏ chúng. Tiếp đó hướng dẫn bạn súc miệng bằng nước ấm, cuối cùng là làm sạch bằng dung dịch muối.
Điều trị tủy răng để loại bỏ vi khuẩn
Điều trị tủy răng để loại bỏ vi khuẩn

Ngoài các phương pháp trên, nha sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng bằng nước ấm, nước muối. Ở trường hợp các cơn đau xảy ra nhiều hơn và nặng, nha sĩ sẽ kê thuốc giảm đau Paracetamol.

Chữa bệnh an toàn bằng mẹo dân gian​


Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh bằng Tây y bạn có thể chữa áp xe răng tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản. Cụ thể:

  • Sử dụng nước muối súc miệng: Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện để loại bỏ áp xe. Đồng thời phương pháp này cũng làm giảm tình trạng áp xe nướu răng hiệu quả. Phương pháp thúc đẩy vết thương nhanh chóng lành hơn, giúp nướu khỏe mạnh. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy 1 nửa thìa cà phê muối trắng hòa với 1 nửa cốc nước ấm. Khuấy đều và dùng nó để súc miệng nhẹ nhàng trong 2-3 phút, sau đó nhổ ra. Thực hiện liên tục 3 lần, ngày làm như vậy 2 lần sáng tối để cải thiện bệnh ép xe.
  • Dùng Baking soda: Đây là nguyên liệu vô cùng thân thiết với nhiều người, có khả năng loại bỏ mảng bám dính trên răng, kháng khuẩn rất hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, bạn lấy 1 nửa thìa cà phê baking soda pha với 1 nửa cốc nước ấm, thêm chút muối. Khuấy đều rồi ngậm hỗn hợp này trong vòng 3-5 phút rồi nhổ ra. Lặp lại liên tục 4 lần, mỗi ngày 2 lần để thấy hiệu quả.
  • Dùng đá lạnh: Bạn lấy đá lạnh bọc vào trong một chiếc khăn sạch sau đó chườm lên vùng bị áp xe trong khoảng 15-20 phút. Cách này sẽ làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Chữa áp xe hiệu quả với tỏi: Bạn có thể nghiền nát 2 nhánh tỏi và hòa với nước lọc sau đó bôi lên vùng da bị viêm áp xe răng. Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ê buốt hiệu quả.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vì thế nó thường được dùng để chữa bệnh đau răng, viêm áp xe răng rất tốt. Bạn lấy 3-5 giọt tinh dầu đinh hương hòa với 30ml dầu dừa hoặc dầu oliu. Dùng tăm bông pha loãng chúng rồi thêm một vài giọt nước ấm và lấy để súc miệng. Hoặc bạn có thể dùng nụ đinh hương cắn giữa răng bị đau cũng cũng sẽ cải thiện triệu chứng áp xe.
  • Sử dụng bột nghệ: Bột nghệ với khả năng chống viêm hiệu quả được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên hữu hiệu. Bạn có thể dùng nó để giảm đau, sưng, ngăn áp xe tiến triển nặng. Hơn nữa nó rất an toàn với phụ nữ có thai nếu như bị ép xe răng. Bạn lấy một nửa thìa bột nghệ, thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, trộn đều để thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp này lên răng bị ép xe, để nguyên 30 phút sau đó súc miệng lại với nước mát. Thực hiện 2 ngày mỗi lần cho đến khi bệnh ép xe thuyên giảm.
  • Tinh dầu bạc hà điều trị áp xe răng: Chiết xuất bạc hà với công dụng chống viêm gây mê, cải thiện cơn đau răng hiệu quả. Hơn nữa hoạt chất propertie antinociceptive trong tinh dầu bạc hà có khả năng giảm đau do áp xe gây ra bằng cách hạn chế tín hiệu đau trong hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Bạn trộn 5 giọt tinh dầu bạc hà với 1 thìa cà phê dầu oliu. Dùng hỗn hợp này để ngậm và súc miệng ở vùng răng bị ép xe trong 1 phút. Dùng nước ấm để súc miệng lại cho sạch. Ngày làm như vậy 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chiết xuất bạc hà với công dụng chống viêm gây mê, cải thiện cơn đau răng hiệu quả
Chiết xuất bạc hà với công dụng chống viêm gây mê, cải thiện cơn đau răng hiệu quả

Đây là những mẹo dân gian trị ép xe răng hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên với những trường hợp bị đau nhiều, cơn đau diễn ra thường xuyên hơn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Biện pháp phòng tránh áp xe răng​


Như đã nói áp xe răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Vì thế ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên bạn cần thực hiện nghiêm túc các cách phòng ngừa. Cụ thể như sau:

  • Bạn nên thực hiện súc miệng nước muối mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ép xe.
  • Dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám dính trên răng nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
  • Sử dụng nước uống có thành phần là fluoride để ngăn ngừa áp xe hiệu quả nhất.
  • Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, nhỏ gọn. Đồng thời thay bàn định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu kém đi.
  • Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời giúp nha sĩ nhanh chóng phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, an toàn.

Khi áp xe răng ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?​


Bị áp xe răng ngoài thực hiện các phương pháp điều trị bệnh bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để hạn chế ổ áp xe bị vỡ, lan rộng. Vậy ép xe nên ăn gì và kiêng gì để không khiến bệnh thêm nặng.

Các nha sĩ cho biết chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với người bị ép xe. Bởi nếu như ăn đồ quá cứng, thức ăn tươi sống chứa nhiều vi khuẩn sẽ làm cho viêm nhiễm thêm nặng, tăng nguy cơ biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh ép xe nên ăn và kiêng những thực phẩm sau:

Các thực phẩm nên ăn khi bị ép xe:

  • Ăn các thực phẩm chứa chất oxy hóa: Chất oxy hóa không chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Các thực phẩm chứa oxy hóa nên ăn như: Đu đủ, dâu tây, cải xoăn, kwi, ổi, ớt chuông,…
  • Đồ ăn giàu vitamin E: Vitamin E thường có nhiều trong hạt hướng dương, cá hồi, dầu oliu, quả bí đao, rau bina,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Carotenoid: Người bệnh nên ăn bí ngô, dưa lưới, khoai lang, cà rốt,…
  • Thực phẩm tăng cường miễn dịch: Sữa chua, tỏi, gừng, táo,… nên ăn khi bị áp xe.
Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E
Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E

Nhóm thực phẩm cần kiêng:

  • Đồ ăn chứa nhiều đường, kẹo ngọt: Đây là những thực phẩm người bị áp xe không nên ăn bởi chúng chứa rất nhiều axit. Những axit này có thể làm gia tăng tổn thương, tăng nguy cơ sâu răng – nguyên nhân gây ép xe chủ yếu.
  • Bánh mì: Tưởng như vô hại nhưng bánh mì chính là một trong những thực phẩm cần tránh xa để ép xe không tiến triển nặng. Bởi bánh mì dễ hút nước bọt khiến người bệnh bị khô miệng. Đồng thời việc tiết nước bọt khi đang ăn bánh mì có thể bị chuyển hóa thành nước, làm triệu chứng ép xe thêm nghiêm trọng.
  • Rượu, thức uống có gas: Đây là những đồ uống không tốt cho sức khỏe đồng thời làm bệnh ép xe xấu đi.

Địa chỉ chữa áp xe răng uy tín​


Ép xe răng nếu không được chữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế việc điều trị kịp thời là hết sức cần thiết. Hiện nay có nhiều bệnh viện, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ thăm khám, chữa trị ép xe uy tín. Nếu bạn đang có nhu cầu có thể tham khảo một số cơ sở y tế sau:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội: Đây là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong khám và điều trị bệnh lý nha khoa, bao gồm cả áp xe răng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại giúp cho việc thăm khám chữa ép xe trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Địa chỉ của bệnh viện nằm ở số40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
  • Khoa Răng – Bệnh viện 108: Đây là cơ sở y tế chuyên chẩn đoán và chữa trị các bệnh về răng như ép xe, trồng răng giả, nhổ răng sâu,… cho đối tượng có BHYT, bộ đội và toàn thể nhân dân. Hiện nay bệnh viện đã và đang áp dụng rất nhiều kỹ thuật tân tiến vào quá trình thăm khám, chữa bệnh ép xe, nhận lại phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Bệnh viện 108 có địa chỉ tại số 1 Trần Hưng Đạo, thuộc quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Hotline tư vấn: 024 6278 4129.

Đọc thêm: Top 15 Địa Chỉ Nha Khoa Ở Hà Nội Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM: Với những người bệnh đang sinh sống tại khu vực phía Nam có thể đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM để điều trị ép xe. Việc ứng dụng kỹ thuật số đã giúp giảm cảm giác đau đớn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh lý nha khoa. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM có địa chỉ tại số 265 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TPHCM. Hotline 028 3836 0191.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc tế Sài Gòn: Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh lý nha khoa, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc tế Sài Gòn là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân bị ép xe. Với cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao, tận tình, bệnh viện được người dân đánh giá cao, là địa chỉ chữa bệnh tuyệt vời. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc tế Sài Gòn nằm tại số 31 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM. Hotline: +84 902 898 258.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc tế Sài Gòn là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân bị ép xe
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc tế Sài Gòn là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân bị ép xe
  • Khoa Răng Hàm Mặt – ĐH Y Dược TPHCM: Được thành lập vào năm 1978, khoa Răng Hàm Mặt của ĐH Y Dược TPHCM với 108 bộ ghế máy nha khoa hiện đại đã giúp việc thăm khám, điều trị trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Mỗi năm Khu điều trị của Khoa Răng Hàm Mặt – ĐH Y Dược TPHCM tiếp đón hơn 31000 bệnh nhân. Khoa Răng Hàm Mặt – ĐH Y Dược TPHCM nằm tại số 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM. Hotline: (+84-28) 3855 8411 & (+84-28) 3853 7949 & (+84-28) 3855 5780.
  • Nha khoa Paris Hà Nội: Nha khoa Paris Hà Nội là một trong những cơ sở tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tân tiến từ Pháp về Việt Nam. Đến thăm khám tại nha khoa Paris bạn sẽ được trải nghiệm những khác biệt về sự tận tâm, tay nghề trình độ bác sĩ,… Tất cả mang đến cho bạn sự hài lòng nhất có thể trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Nha khoa Paris nằm tại số 39 đường Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoặc số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, TP Hà Nội. Hotline: 1900.6900
  • Nha khoa Quốc tế Việt Đức chữa áp xe răng hiệu quả: Nha khoa quốc tế Việt Đức đã có 12 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về răng. Tại đây có có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trong đó phải kể đến Giám đốc chuyên môn NCS.Ths.Bs Trịnh Đức Mậu – người đã từng tu nghiệp chuyên sâu về răng hàm mặt tại các nước như Hàn Quốc, Ý và Pháp. Ngoài bác sĩ giỏi, nha khoa Quốc tế Việt Đức còn có hệ thống thiết bị y tế nhập khẩu từ Châu u chất lượng cao giúp việc thực hiện các thủ thuật nha khoa dễ dàng hơn, nhanh chóng và không đau. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại đây có thể liên hệ theo địa chỉ sau: Nha khoa nằm tại số 84A Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội – SĐT 024 39369777; 024 39369779. Hoặc số 2 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội – SĐT 024 39287240.

Áp xe răng là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó ngay khi thấy hệ thống răng có vấn đề bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị tối ưu nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xem thêm:


Xem tiếp...
 
Top Bottom