SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Áp xe: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa

Ngọc Khuê

Tích Cực
Áp xe xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Vậy áp xe nguyên nhân do đâu? Áp xe có dấu hiệu gì? Bệnh chẩn đoán và phòng ngừa như thế nào?

áp xe là gì


Áp xe là gì?


Áp xe là một túi mủ hình thành ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Khi người bệnh bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để chống lại vi sinh vật xâm nhập. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến khu vực nhiễm trùng và tiêu diệt vi trùng. Mủ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu chết, xác vi trùng, chất lỏng và mô chết. Nếu phản ứng viêm nhiều sẽ tạo ra nhiều mủ, dẫn đến bên trong mô bị tổn thương hình thành túi chứa đầy mủ, gọi là nhọt (kích thước nhỏ) hoặc áp xe (kích thước to).

Phân loại bệnh áp xe


Có nhiều loại áp xe khác nhau. Áp xe có thể phát triển trên da, trong miệng hoặc trong các cơ quan nội tạng. [1]

1. Áp xe da


Áp xe da rất phổ biến, thường phát triển dưới da của người bệnh và dễ điều trị. Các loại áp xe da bao gồm:

  • Áp xe da vùng nách: Là tình trạng tuyến mồ hôi vùng nách bị viêm, nung mủ, gây ra các vết sưng đỏ vùng nách, lâu ngày có thể biến thành áp xe.
  • Áp xe da cạnh hậu môn trực tràng: áp xe nằm dưới da, xung quanh hậu môn hoặc trực tràng. Loại áp xe này ảnh hưởng đến vùng da xung quanh hậu môn của người bệnh.
  • Áp xe da vùng âm hộ: áp xe thường ở vùng môi lớn, do viêm nhiễm các tuyến nang lông, tuyến bartholin.

2. Áp xe trong miệng


Áp xe trong miệng có thể ảnh hưởng đến răng, nướu và cổ họng, cụ thể:

  • Áp xe nướu: một loại áp xe phát triển trong nướu răng và thường không ảnh hưởng đến răng.
  • Áp xe quanh răng: một bệnh nhiễm trùng hình thành ở đầu chân răng. Loại áp xe này xảy ra do chấn thương hoặc sâu răng.
  • Áp xe nha chu: bệnh ảnh hưởng đến xương và mô nâng đỡ răng. Bệnh thường xảy ra do viêm nha chu hoặc bệnh nướu răng.
  • Áp xe amidan: một túi mủ phía sau một trong các amidan. Áp xe amidan phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên.
  • Áp xe hầu họng: hình thành khi các hạch bạch huyết ở phía sau cổ họng của người bệnh nhiễm trùng.

3. Áp xe các cơ quan khác


Các áp xe khác xảy ra ít hơn nhiều so với áp xe da nhưng lại khó chẩn đoán và điều trị hơn

  • Áp xe vú: một túi mủ nằm ở vú. Nếu bị nhiễm trùng vú nhưng không điều trị thì sẽ dẫn đến áp xe vú. Đặc biệt, áp xe này thường xảy ra ở những người đang cho con bú, nhất là những trường hợp tắc tia sữa, tắc sữa
  • Áp xe bụng: xảy ra do sự tích tụ mủ trong bụng. Áp xe này có thể nằm bên trong hoặc gần gan, thận, tuyến tụy, hoặc các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.
  • Áp xe tủy sống: sự tích tụ mủ trong và xung quanh tủy sống của người bệnh do nhiễm trùng trên cột sống gây ra.
  • Áp xe não: đây là sự tích tụ mủ hiếm gặp trong não. Áp xe này hình thành khi vi khuẩn do nhiễm trùng xâm nhập vào não thông qua đầu, mạch máu hoặc vết thương trên cơ thể.
áp xe
Áp xe vú.

Nguyên nhân gây bệnh áp xe


Nguyên nhân gây bệnh áp xe thường do nhiễm trùng, các ngoại vật xâm nhập vào cơ thể. Khi hàng rào bảo vệ da bị vỡ, vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết cắt hoặc dọc theo nang lông dần hình thành mủ, tạo ra áp xe. Áp xe hình thành khi hệ thống phòng thủ của cơ thể cố gắng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập bằng phản ứng viêm. Ngoài ra, sự tắc nghẽn mồ hôi, dầu (bã nhờn), tắc sữa… hoặc nang lông, u nang có từ trước cũng gây áp xe. [2]

Khi áp xe hình thành và phát triển, phần trung tâm sẽ hóa lỏng và chứa các tế bào chết, vi khuẩn và các mảnh vụn khác. Từ đó, khu vực áp xe bắt đầu phát triển, tạo ra sức căng dưới da và làm viêm thêm các mô xung quanh gây ra cơn đau.

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường dễ bị áp xe nhất. Khi cơ thể giảm khả năng chống nhiễm trùng thì người có các dấu hiệu sau đây, khả năng cao dễ bị bệnh áp xe như:

  • Bị bệnh béo phì.
  • Bị bệnh đái tháo đường.
  • Bị bệnh về da hoặc viêm như chàm.
  • Đang thực hiện liệu pháp steroid mãn tính.
  • Đang hóa trị.
  • Bệnh ung thư.
  • AIDS.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Rối loạn mạch máu ngoại vi.
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng.
  • Bỏng nặng
  • Chấn thương nặng
  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng thuốc.

Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như tiếp xúc với môi trường bẩn, tiếp xúc với người mắc một số bệnh nhiễm trùng da, vệ sinh kém và tuần hoàn máu kém.

Dấu hiệu áp xe


Áp xe có màu đỏ, nổi lên và sưng rất dễ nhìn thấy dưới da. Vùng da tại khu vực trung tâm áp xe mỏng, có màu vàng hoặc trắng vì có mủ bên dưới bề mặt da và sờ vào cảm thấy mềm, ấm. Người bị áp xe thường có dấu hiệu đau, sốt và ớn lạnh.

Các dấu hiệu của áp xe miệng gồm:

  • Răng nhạy cảm.
  • Đau răng nghiêm trọng.
  • Sưng nướu.
  • Sốt.
  • Khó nuốt.
  • Khó mở miệng.
  • Đôi khi hàm, sàn miệng hoặc má cũng bị sưng lên.

Với áp xe bên trong cơ thể thường không có dấu hiệu bệnh rõ ràng. Một số dấu hiệu liên quan đến cơ thể bị ảnh hưởng bởi áp xe như:

  • Mệt mỏi.
  • Đau.
  • Yếu người.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Ăn không ngon.
  • Cân nặng sụt giảm.
bệnh áp xe
Áp xe có màu đỏ, nổi lên và sưng rất dễ nhìn thấy dưới da.

Khi nào cần gặp bác sĩ?


Người bệnh cần gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như [3]:

  • Một khối u ngày càng lớn.
  • Bất kỳ đâu trên cơ thể có khối u kéo dài hơn 2 tuần.
  • Một cục cứng và không di chuyển.
  • Một khối u hoặc sưng ở da.
  • Có khối u và hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc bệnh tiểu đường.
  • Có vết loét rộng hơn 1cm hoặc 0,5 inch.
  • Sốt.

Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra nguyên nhân gây xuất hiện khối u và chẩn đoán tình trạng của người bệnh. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, BVĐK Tâm Anh TP HCM hội tụ các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và liên tục cập nhật các phương pháp điều trị mới trên toàn thế giới giúp người bệnh có nhiều lựa chọn phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý báo ngay với bác sĩ nếu thấy các khối u có dấu hiệu nghiêm trong như:

  • Một khối u gây đau, đỏ hoặc nóng và người bệnh cảm thấy rùng mình.
  • Khối u sưng hoặc đỏ lan ra ngoài.
  • Sốt cao đồng thời mắc các bệnh mãn tính hoặc đang dùng steroid, hóa trị và lọc máu.
  • Dịch chảy ra từ áp xe hoặc có khối u ở khu vực bất kỳ giữa áp xe và ngực.

Biến chứng


Áp xe không được điều tri sẽ tiến triển nặng dần lên với kích thước tăng, đau nhiều hơn, xâm nhập lan rộng ra các mô xung quanh và có thể gây biến chứng như:

  • Áp xe nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu.
  • Áp xe da lan tỏa.
  • chết da và mô xung quanh ổ áp xe hoặc hoại thư.
  • Nhiễm MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) hoặc nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.
  • Sốt và sưng hạch bạch huyết.
  • Ngộ độc máu hoặc nhiễm trùng huyết.
  • Viêm nội mạc (nhiễm trùng lớp lót bên trong tim).
  • Nhiễm trùng xương cấp tính hoặc viêm tủy xương.

Phương pháp chẩn đoán áp xe


Bác sĩ chẩn đoán áp xe bằng cách khám, hỏi người bệnh về các triệu chứng áp xe và lấy mẫu mủ từ áp xe đi xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Trường hợp áp xe sâu hơn bao gồm cả áp xe bên trong sẽ khó chẩn đoán hơn vì không thể nhìn thấy áp xe. Vì vậy, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh gồm:

  • Siêu âm: một xét nghiệm hình ảnh y tế an toàn bằng việc dùng sóng âm thanh để tạo video thực tế về các cơ quan nội tạng.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Dùng tia X và máy tính tạo ra hình ảnh của một mặt cắt ngang cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Dùng một nam châm lớn, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh rõ ràng về các cơ quan và cấu trúc cơ thể.

Cách điều trị


Các áp xe nhỏ (dưới 1cm hoặc nhỏ hơn 0,5inch), gần bề mặt da có thể điều trị bằng kháng sinh bôi. Tuy ổ áp xe có khả năng dẫn lưu tự nhiên nhưng người bệnh không nên cố gắng tự dẫn lưu hoặc làm vỡ áp xe. Nếu người bệnh nặn mủ ra khỏi áp xe, vi khuẩn dễ dàng lây lan sang các vùng da khác hoặc nhiễm vào các mô sâu hơn. Hơn nữa, người bệnh cũng không dùng kim hoặc dụng cụ sắc nhọn đâm vào trung tâm áp xe gây tổn thương mạch máu bên dưới và khiến nhiễm trùng lan rộng.

Nếu áp xe nặng hơn cần điều trị tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ phẫu thuật dẫn lưu:

  • Đầu tiên, khu vực xung quanh áp xe sẽ được gây tê bằng thuốc.
  • Sau đó, dùng dung dịch sát trùng và khăn vô trùng đặt xung quanh.
  • Bác sĩ sẽ cắt ổ áp xe và dẫn lưu hoàn toàn mủ.
  • Cuối cùng, khi vết loét đã chảy hết dịch ra, bác sĩ sẽ băng lại vết thương và hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà.
  • bác sĩ sẽ ghi toa kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng nung mủ

Hầu hết người bệnh cảm thấy cơ thể tốt hơn ngay sau khi dẫn lưu áp xe. Nếu người bệnh vẫn còn cảm thấy đau, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau dùng tại nhà trong 1 – 2 ngày và cả thuốc kháng sinh. Sau 2 ngày đầu, dịch tiết ra từ áp xe sẽ giảm đáng kể hoặc không có và vết thương sẽ lành trong 10 – 14 ngày. Ngoài ra, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ nếu sau điều trị mà cảm thấy các dấu hiệu:

  • Người bệnh cảm thấy chất dịch còn sót lại trong áp xe.
  • Vết thương bị thủng do vết xước, vết cắn của côn trùng hay động vật.
  • Đang dùng steroid hoặc hóa trị.

Để loại bỏ áp xe trên nướu, bác sĩ cũng thực hiện thủ thuật phẫu thuật dẫn lưu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của áp xe, bác sĩ có thể rút tủy răng hoặc nhổ bất kỳ răng nào bị ảnh hưởng và kê thuốc kháng sinh.

Đối với áp xe bên trong, bác sĩ thực hiện chọc hút bằng kim. Tùy thuộc vào vị trí của áp xe, người bệnh cần gây mê toàn thân hoặc cục bộ. Bác sĩ sẽ hướng kim vào vị trí bằng siêu âm, chụp CT hoặc dẫn lưu áp xe bằng kim. Bác sĩ rạch một đường nhỏ trên da và luồn một ống nhựa mỏng gọi là ống dẫn lưu. Ống dẫn lưu giúp hút mủ ra khỏi ổ áp xe.

dấu hiệu áp xe
Các áp xe nhỏ (dưới 1cm hoặc nhỏ hơn 0,5inch), gần bề mặt da có thể điều trị bằng kháng sinh bôi.

Biện pháp phòng ngừa chứng áp xe


Biện pháp phòng ngừa chứng áp xe là giữ da sạch sẽ và khô ráo. Bởi vì, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ gây ra hầu hết các áp xe qua da. Ngoài ra, người bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách như:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không dùng chung khăn tắm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng.
  • Tránh làm xước da khi cạo râu.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt.

Đối với áp xe bên trong sẽ khó ngăn ngừa hơn nên thường là biến chứng.

Khi bị áp xe người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán mức độ, tình trạng của áp xe để bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp có nhiều phương án điều trị hiệu quả.

Áp xe là tình trạng bệnh thường xảy ra trên nhiều bộ phận cơ thể. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, áp xe phát triển nặng hơn, xuất hiện mủ, gây đau đớn. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về áp xe cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Xem tiếp...
 
Top Bottom