Phương Nga
Tích Cực
Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Cà tím là loại rau có hình giọt nước bầu tròn hoặc hơi thon dài (cũng được xem là một loại quả). Mặc dù gọi là cà tím nhưng nó có thể có màu sắc khác như xanh, trắng, sọc.. Lợi ích sức khỏe của cà tím đầu tiên là nguồn dinh dưỡng đa dạng tốt cho cơ thể con người.
Theo ước tính, 100g cà tím có chứa khoảng 20,6 calo. Ngoài ra, tiêu thụ loại rau này còn giúp bạn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi khác như sau:
- Nước: 75,7 g
- Chất đạm: 0,8 g
- Tinh bột: 4,82 g
- Chất xơ: 2,46 g
- Sắt: 0,189 g
- Folate: 18 mg
- Mangan: 0,19 mg
- Kali:188 mg
- Vitamin K: 2,87 mcg
Ăn cà tím đúng cách cũng tăng cường hợp chất polyphenolic, axit chlorogenic, các axit amin, vitamin B6, vitamin E và nhiều loại khoáng chất khác.
Ăn cà tím có lợi gì?
Duy trì sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, cà tím có đặc tính chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ tim, kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác. Bạn nên bổ sung cà tím vào bữa ăn để có một trái tim khỏe mạnh.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Cà tím giàu chất xơ và ít carbohydrate nên có tác dụng ổn định đường huyết, cân bằng sự hấp thu glucose trong cơ thể. Tiêu thụ chất xơ hợp lý giúp thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Chiết xuất vỏ cà tím tìm thấy chất solasodine rhamnosyl glycoside (SRG), có đặc tính chống ung thư tự nhiên, đặc biệt là có thể hỗ trợ điều trị ung thư da. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất SRG có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tác dụng phụ như thuốc.
Tốt cho hệ thần kinh
Các dưỡng chất trong cà tím còn có vai trò bảo vệ màng tế bào não khỏi các tổn thương, tạo thuận lợi cho hoạt động truyền tín hiệu đến não bộ và cải thiện chức năng của bộ nhớ. Nasunin là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong vỏ cà tím, giảm các bệnh về thần kinh.
Hỗ trợ giảm cân
Hàm lượng nước cao nhưng ít calo nên việc ăn cà tím đúng cách còn có lợi cho người ăn kiêng. Ngoài ra, chất xơ dồi dào tăng cảm giác no và no lâu nên giảm thực phẩm tiêu thụ vào. Cà tím còn cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất nên hiệu quả trong việc giảm cân.
Bảo vệ mắt
Cà tím còn có ưu điểm giàu chất chống oxy hóa lutein. Chất này có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi. Tiêu thụ cà tím hợp lý giúp bạn duy trì thị lực khỏe mạnh và giảm các vấn đề về mắt.
Tăng cường sức khỏe của xương khớp
Canxi, magie và kali có trong cà tím cũng góp phần giảm chứng viêm khớp, đau nhức xương. Các dưỡng chất đa dạng cùng hỗ trợ cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và các chấn thương.
Góp phần giảm chứng thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân điển hình gây bệnh thiếu máu, kèm theo các triệu chứng khác như suy nhược, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, bồn chồn… Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên ăn cà tím để cải thiện tình hình này một cách tự nhiên.
Tác dụng phụ của cà tím
Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng cà tím cần tiêu thụ vừa phải, kết hợp đa dạng các thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng khó thở, phù nề, nổi mề đay, đau bụng… sau khi ăn cà tím thì nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.
Không những cần đề phòng vấn đề dị ứng mà khi ăn cà tím, bạn cũng nên thận trọng tình trạng ngộ độc solanine trong loại quả này. Ăn quá nhiều à tím có thể gây nôn mửa, buồn ngủ, nghiêm trọng hơn là hôn mê.
Bên cạnh đó, cà tím còn chứa oxalat, có thể tăng nguy cơ sỏi thận trong một số trường hợp. Có thể thấy, mỗi loại thực phẩm đều có ưu điểm và rủi ro, vì vậy cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động đều đặn.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn ăn cà tím đúng cách để luôn khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Style)
Xem tiếp...