Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Sau khi nghỉ việc, chàng trai 28 tuổi quyết định vào TPHCM lập nghiệp bằng việc… bán bánh mì. Đương nhiên, gia đình anh không hề ủng hộ điều này!
Sau 7 năm làm ngân hàng, Nguyễn Thanh Duy (28 tuổi, Hà Nội) rút ra kinh nghiệm rằng: “Ngân hàng là một môi trường làm việc lý tưởng cho những người mới khởi nghiệp, từ việc rèn luyện con người, cách ăn mặc, đi đứng và giao tiếp cho đến kiến thức về kinh doanh, dòng tiền và tài sản”.
Hiện tại, Duy đã nghỉ việc ngân hàng để vào TPHCM lập nghiệp. Dù rẽ sang một hướng hoàn toàn khác là mở cửa hàng bán bánh mì, Duy vẫn kiên định với lựa chọn của mình dù gia đình không ủng hộ.
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, 9x này đã bắt đầu công việc ở ngân hàng với vị trí là một giao dịch viên. Trong khoảng thời gian hơn 6 năm đi làm, anh được thăng chức 2 lần và trở thành phó phòng dịch vụ khách hàng, tích lũy được một khoản tiết kiệm đáng kể.
Theo thời gian, Duy ngày càng cảm thấy chán chường mỗi sáng thức dậy đi làm, chiều về nhà lại tiếp tục quay cuồng trong đống công việc. Ảnh minh họa
Chia sẻ với Thể thao Văn hóa, anh chàng cho biết, từ ngày được thăng chức, đãi ngộ và chế độ lương thưởng cũng tăng theo. Tuy nhiên, áp lực công việc cũng tăng lên đáng kể, Duy không chỉ quản lý công việc của bản thân mà còn phụ trách tốc độ tăng trưởng của cả nhóm, kiểm soát sổ sách xem xét từng con số, thay mặt trưởng phòng tiếp cận các khách hàng tiềm năng… làm việc xuyên ngày đêm. Áp lực ngày càng lớn khiến Duy không tìm được niềm đam mê với nghề giống như trước.
Theo thời gian, Duy ngày càng cảm thấy chán chường mỗi sáng thức dậy đi làm, chiều về nhà lại tiếp tục quay cuồng trong đống công việc. Sự lặp đi lặp lại nhàm chán này cũng không còn phù hợp với những suy nghĩ điên rồ đang nảy sinh ở trong đầu 9x. Nói điên cũng phải, bởi ít ai ngờ được rằng chàng trai trẻ làm ngân hàng với mức lương vài chục triệu/tháng lại muốn bỏ nghề để đi… bán bánh mì.
Thực tế, ý định khởi nghiệp có từ khi Duy trò chuyện cùng một người bạn về sự nghiệp tương tai. Bản thân 9x muốn làm điều gì đó vượt qua vòng an toàn của bản thân. Bố mẹ và bạn bè đều không ủng hộ bởi họ không tin tưởng vào mức độ thành công của dự án này.
Tuy nhiên sau tất cả, Duy vẫn quyết định nghỉ việc và tìm cho mình hướng đi mới. Anh lựa chọn “Nam tiến”, bỏ Bắc vào Nam lập nghiệp với một công việc với nhiều rủi ro khó có thể lường trước được.
Duy cho biết, lựa chọn bán bánh mì của anh không hề ngẫu nhiên. Khi còn nhỏ, gia đình Duy có mở một cửa tiệm bánh ngọt. Hương thơm của những khay bánh mì suốt năm tháng tuổi thơ đã giúp anh cảm nhận bản thân có một sự gắn kết vô hình với mùi hương này.
Hương thơm của những khay bánh mì suốt năm tháng tuổi thơ đã giúp anh cảm nhận bản thân có một sự gắn kết vô hình với mùi hương này. Ảnh minh họa
Mô hình kinh doanh được Duy lựa chọn là loại bánh mì được sản xuất từ a-Z. anh không chọn nhập bỏ bánh mì để thêm nhân bán, thay vào đó sẽ hoàn thiện nguyên chiếc, từ khâu làm bánh, chế nhân cho đến nước sốt, đóng gói đều được gia công ngay tại tiệm. Nhờ đó, kinh phí ban đầu bỏ ra cũng ít tốn kém hơn so với những cửa tiệm khác.
Điều đáng nói, mặt bằng ở TPHCM vô cùng đắt đỏ, nếu như muốn thuê cửa tiệm tại mặt phố hoặc ngã ba, ngã tư, con số có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Để tiết kiệm tiền, anh quyết định mở cửa tiệm ở trong ngõ nhỏ, dành nhiều tiền hơn cho việc đầu tư các trang thiết bị và đẩy mạnh việc bán hàng online thông qua các app giao hàng. Anh chi nhiều tiền hơn để làm marketing, hình ảnh cũng như quay các công đoạn làm vỏ bánh, nướng bánh, nhân và sốt để đăng tải với mục đích thu hút được khách hàng.
Đặc biệt, Duy còn liên tục nâng cao chất lượng và hương vị của bánh. Để hoàn thiện hương vị, 9x được mẹ tư vấn và giúp đỡ khá nhiều. Kết quả, anh đã làm ra được những chiếc bánh mì mềm mại khi chưa nướng, đến khi làm nóng bằng nhiệt thì vỏ sẽ giòn hơn. Dù để 2-3 ngày bánh vẫn mềm và thơm, sau khi nướng lại có thể giòn được trong 2 giờ. Ngoài ra, nhân có đủ các loại để khách hàng có thể lựa chọn theo khẩu vị riêng. Bánh mì của Duy được khách hàng yêu thích nhờ nhân đậm đà cùng mùi BBQ đặc trưng.
Nhờ biết cách áp dụng công nghệ và máy móc, Duy đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí nhân sự. Sau khoảng 1 năm rưỡi dấn thân vào con đường kinh doanh, cửa hàng của 9x hiện tại chỉ mất khoảng 60 triệu đồng để duy trì hàng tháng; bao gồm 30 triệu tiền mặt bằng, 15 triệu đồng máy móc và điện nước, cộng thêm khoảng 16 triệu đồng chi phí nhân sự. Những chi phí phát sinh là không đáng kể.
Mỗi tháng, Duy cung cấp khoảng 3.000 ổ bánh mì, giá bán dao động trong khoảng 30-35.000 đồng/chiếc. Ảnh minh họa
Mỗi tháng, Duy cung cấp khoảng 3.000 ổ bánh mì, giá bán dao động trong khoảng 30-35.000 đồng/chiếc, chưa kể doanh thu của đồ uống. Mỗi tháng, lợi nhuận thu về là 40-50 triệu đồng. Thế nhưng 9x chia sẻ, con số này chưa đủ để chi tiêu thoải mái chứ nói gì đến dư dả để tiết kiệm. Số tiền đầu tư vào quán không hề nhỏ. Bên cạnh 500 triệu tiền tiết kiệm, anh còn vay mượn thêm để học hỏi và trang trải trong nửa năm đầu kinh doanh. Mức thu nhập hiện tại chỉ đủ để anh trả nợ, chi tiêu và tái đầu tư.
Thế nhưng, Duy vẫn khẳng định tầm nhìn của anh với nghề vẫn đang rất khả quan. “Với những gì đã và đang đạt được ở hiện tại, mình nghĩ mọi thứ đều sẽ ổn trong tương lai gần. Bố mẹ và bạn bè đã bắt đầu công nhận sự nỗ lực và cố gắng của mình”. Theo đuổi được những gì mình muốn nên Duy không còn cảm thấy áp lực. Công việc dù bận rộn nhưng anh “bán bánh mì” này vẫn cảm thấy vui vẻ, không còn cảm giác chán chường vào mỗi buổi sáng nữa!
Xem tiếp...
Sau khi nghỉ việc, chàng trai 28 tuổi quyết định vào TPHCM lập nghiệp bằng việc… bán bánh mì. Đương nhiên, gia đình anh không hề ủng hộ điều này!
Sau 7 năm làm ngân hàng, Nguyễn Thanh Duy (28 tuổi, Hà Nội) rút ra kinh nghiệm rằng: “Ngân hàng là một môi trường làm việc lý tưởng cho những người mới khởi nghiệp, từ việc rèn luyện con người, cách ăn mặc, đi đứng và giao tiếp cho đến kiến thức về kinh doanh, dòng tiền và tài sản”.
Hiện tại, Duy đã nghỉ việc ngân hàng để vào TPHCM lập nghiệp. Dù rẽ sang một hướng hoàn toàn khác là mở cửa hàng bán bánh mì, Duy vẫn kiên định với lựa chọn của mình dù gia đình không ủng hộ.
Bỏ công việc ổn định, lương cao để vào TPHCM bán bánh mì
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, 9x này đã bắt đầu công việc ở ngân hàng với vị trí là một giao dịch viên. Trong khoảng thời gian hơn 6 năm đi làm, anh được thăng chức 2 lần và trở thành phó phòng dịch vụ khách hàng, tích lũy được một khoản tiết kiệm đáng kể.
Chia sẻ với Thể thao Văn hóa, anh chàng cho biết, từ ngày được thăng chức, đãi ngộ và chế độ lương thưởng cũng tăng theo. Tuy nhiên, áp lực công việc cũng tăng lên đáng kể, Duy không chỉ quản lý công việc của bản thân mà còn phụ trách tốc độ tăng trưởng của cả nhóm, kiểm soát sổ sách xem xét từng con số, thay mặt trưởng phòng tiếp cận các khách hàng tiềm năng… làm việc xuyên ngày đêm. Áp lực ngày càng lớn khiến Duy không tìm được niềm đam mê với nghề giống như trước.
Theo thời gian, Duy ngày càng cảm thấy chán chường mỗi sáng thức dậy đi làm, chiều về nhà lại tiếp tục quay cuồng trong đống công việc. Sự lặp đi lặp lại nhàm chán này cũng không còn phù hợp với những suy nghĩ điên rồ đang nảy sinh ở trong đầu 9x. Nói điên cũng phải, bởi ít ai ngờ được rằng chàng trai trẻ làm ngân hàng với mức lương vài chục triệu/tháng lại muốn bỏ nghề để đi… bán bánh mì.
Thực tế, ý định khởi nghiệp có từ khi Duy trò chuyện cùng một người bạn về sự nghiệp tương tai. Bản thân 9x muốn làm điều gì đó vượt qua vòng an toàn của bản thân. Bố mẹ và bạn bè đều không ủng hộ bởi họ không tin tưởng vào mức độ thành công của dự án này.
Tuy nhiên sau tất cả, Duy vẫn quyết định nghỉ việc và tìm cho mình hướng đi mới. Anh lựa chọn “Nam tiến”, bỏ Bắc vào Nam lập nghiệp với một công việc với nhiều rủi ro khó có thể lường trước được.
Cầm nửa tỷ tiết kiệm mở tiệm bánh mì, kiếm 40 triệu/tháng vẫn không đủ tiêu
Duy cho biết, lựa chọn bán bánh mì của anh không hề ngẫu nhiên. Khi còn nhỏ, gia đình Duy có mở một cửa tiệm bánh ngọt. Hương thơm của những khay bánh mì suốt năm tháng tuổi thơ đã giúp anh cảm nhận bản thân có một sự gắn kết vô hình với mùi hương này.
Mô hình kinh doanh được Duy lựa chọn là loại bánh mì được sản xuất từ a-Z. anh không chọn nhập bỏ bánh mì để thêm nhân bán, thay vào đó sẽ hoàn thiện nguyên chiếc, từ khâu làm bánh, chế nhân cho đến nước sốt, đóng gói đều được gia công ngay tại tiệm. Nhờ đó, kinh phí ban đầu bỏ ra cũng ít tốn kém hơn so với những cửa tiệm khác.
Điều đáng nói, mặt bằng ở TPHCM vô cùng đắt đỏ, nếu như muốn thuê cửa tiệm tại mặt phố hoặc ngã ba, ngã tư, con số có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Để tiết kiệm tiền, anh quyết định mở cửa tiệm ở trong ngõ nhỏ, dành nhiều tiền hơn cho việc đầu tư các trang thiết bị và đẩy mạnh việc bán hàng online thông qua các app giao hàng. Anh chi nhiều tiền hơn để làm marketing, hình ảnh cũng như quay các công đoạn làm vỏ bánh, nướng bánh, nhân và sốt để đăng tải với mục đích thu hút được khách hàng.
Đặc biệt, Duy còn liên tục nâng cao chất lượng và hương vị của bánh. Để hoàn thiện hương vị, 9x được mẹ tư vấn và giúp đỡ khá nhiều. Kết quả, anh đã làm ra được những chiếc bánh mì mềm mại khi chưa nướng, đến khi làm nóng bằng nhiệt thì vỏ sẽ giòn hơn. Dù để 2-3 ngày bánh vẫn mềm và thơm, sau khi nướng lại có thể giòn được trong 2 giờ. Ngoài ra, nhân có đủ các loại để khách hàng có thể lựa chọn theo khẩu vị riêng. Bánh mì của Duy được khách hàng yêu thích nhờ nhân đậm đà cùng mùi BBQ đặc trưng.
Nhờ biết cách áp dụng công nghệ và máy móc, Duy đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí nhân sự. Sau khoảng 1 năm rưỡi dấn thân vào con đường kinh doanh, cửa hàng của 9x hiện tại chỉ mất khoảng 60 triệu đồng để duy trì hàng tháng; bao gồm 30 triệu tiền mặt bằng, 15 triệu đồng máy móc và điện nước, cộng thêm khoảng 16 triệu đồng chi phí nhân sự. Những chi phí phát sinh là không đáng kể.
Mỗi tháng, Duy cung cấp khoảng 3.000 ổ bánh mì, giá bán dao động trong khoảng 30-35.000 đồng/chiếc, chưa kể doanh thu của đồ uống. Mỗi tháng, lợi nhuận thu về là 40-50 triệu đồng. Thế nhưng 9x chia sẻ, con số này chưa đủ để chi tiêu thoải mái chứ nói gì đến dư dả để tiết kiệm. Số tiền đầu tư vào quán không hề nhỏ. Bên cạnh 500 triệu tiền tiết kiệm, anh còn vay mượn thêm để học hỏi và trang trải trong nửa năm đầu kinh doanh. Mức thu nhập hiện tại chỉ đủ để anh trả nợ, chi tiêu và tái đầu tư.
Thế nhưng, Duy vẫn khẳng định tầm nhìn của anh với nghề vẫn đang rất khả quan. “Với những gì đã và đang đạt được ở hiện tại, mình nghĩ mọi thứ đều sẽ ổn trong tương lai gần. Bố mẹ và bạn bè đã bắt đầu công nhận sự nỗ lực và cố gắng của mình”. Theo đuổi được những gì mình muốn nên Duy không còn cảm thấy áp lực. Công việc dù bận rộn nhưng anh “bán bánh mì” này vẫn cảm thấy vui vẻ, không còn cảm giác chán chường vào mỗi buổi sáng nữa!
Xem tiếp...