THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

9 cách để giảm đổ mồ hôi

Phương Nga

Tích Cực
Đổ mồ hôi là cách cơ thể cân bằng thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra mồ hôi. Mồ hôi bay hơi sẽ giúp làm mát cơ thể. Đổ mồ hôi là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đôi khi, đổ mồ hôi, đặc biệt là đổ mồ hôi quá nhiều, sẽ làm mất đi vẻ chỉn chu, gọn gàng và ảnh hưởng đến sự tự tin. Dưới đây là 9 cách giúp hạn chế đổ mồ hôi.

Bôi chất chống mồ hôi trước khi đi ngủ​


Chất chống mồ hôi (antiperspirant) bít các ống dẫn mồ hôi để mồ hôi không thể đến được bề mặt da. Mồ hôi vẫn được tiết ra từ các tuyến mồ hôi nhưng không thể chảy ra bên ngoài.

Chất khử mùi (deodorant) không ngăn tiết mồ hôi mà thay vào đó là làm giảm đi mùi khó chịu do vi khuẩn tạo ra khi phân hủy mồ hôi. Đôi khi, chất chống mồ hôi và chất khử mùi được kết hợp trong cùng một sản phẩm. Phần lớn chất chống mồ hôi đều có chứa thành phần hoạt tính là nhôm clorua (aluminum chloride) – một loại muối kim loại.

Để có kết quả tốt nhất, nên thoa chất chống mồ hôi lên da sạch và khô, lý tưởng nhất là sử dụng trước khi đi ngủ vào buổi tối. Lý do là bởi các thành phần trong sản phẩm cần thời gian để bít các ống dẫn mồ hôi và hầu hết mọi người đều ra mồ hôi ít hơn hay hoàn toàn không ra mồ hôi vào ban đêm.

Chất chống mồ hôi không phát huy tác dụng ngay lập tức nên phải kiên trì sử dụng đều đặn hàng ngày. Bạn sẽ bắt đầu thấy kết quả sau vài ngày sử dụng. Khi lượng mồ hôi giảm thì có thể không cần dùng chất chống mồ hôi hàng ngày nữa mà chỉ cần bôi khi cần thiết.

Mặc đồ bằng chất liệu vải thoáng khí​


Để giảm tiết mồ hôi, hãy mặc những loại vải nhẹ và thoáng khí. Đồ sáng màu phản xạ ánh nắng mặt trời tốt hơn đồ tối màu, vì vậy nên mặc quần áo trắng sẽ giúp giữ cho cơ thể mát mẻ và giảm mồ hôi.

Nếu không thích mặc quần áo sáng màu thì có thể chọn đồ tối màu hoặc có nhiều họa tiết để che đi mồ hôi. Bạn cũng có thể mặc nhiều lớp quần áo để mồ hôi không thấm ra bên ngoài.

Tránh một số loại thực phẩm​


Có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh nếu không muốn bị ra mồ hôi. Vị trí số 1 trong danh sách những món cần tránh là đồ ăn cay. Khi ăn thức ăn cay, cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng giống như khi thời tiết nóng hoặc vận động mạnh. Hệ thần kinh cũng sẽ phát tín hiệu kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động và dẫn đến đổ mồ hôi.

Ngoài ra cần tránh caffeine vì caffeine kích thích tuyến thượng thận và gây đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân và nách.

Giữ mát cơ thể​


Đổ mồ hôi là cách cơ thể hạ nhiệt. Vì vậy nên giữ cho cơ thể mát mẻ sẽ giúp giảm đổ mồ hôi.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng, hãy hạn chế ra ngoài trời và ở trong phòng bật quạt hoặc điều hòa. Có thể đặt một chậu nước đá trước quạt để không khí mát tỏa đều khắp phòng. Kéo kín rèm vào ban ngày để ngăn ánh nắng mặt trời làm tăng nhiệt độ trong phòng. Nếu phải ra ngoài trời, hãy cố gắng ở trong bóng râm và mang theo quạt cầm tay. Hạn chế đội mũ để giữ mát cho đầu và đi dép hoặc sandal khi có thể để tránh ra mồ hôi chân.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn cũng giúp giữ cho cơ thể mát mẻ vì quá trình trao đổi chất sẽ sinh ra nhiệt và làm nóng cơ thể. Hãy uống đủ nước để ổn định thân nhiệt.

Có thể để kem dưỡng da trong tủ lạnh để làm mát khi thoa.

Điều trị tăng tiết mồ hôi​


Nếu cảm thấy bị ra mồ hôi nhiều bất thường thì nên đi khám để xem có bị chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) hay không. Có nhiều phương pháp để điều trị chứng rối loạn tiết mồ hôi này:

  • Chất chống mồ hôi kê đơn: Nếu đã dùng chất chống mồ hôi không kê đơn mà không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại chất chống mồ hôi có tác dụng mạnh hơn. Nếu tính trạng ra nhiều mồ hôi xảy ra ở đầu và mặt thì có thể sử dụng các loại chất chống mồ hôi bôi ngoài da.
  • Thuốc đường uống: Có một số loại thuốc có tác dụng ức chế các chất hóa học tham gia vào sự truyền dẫn tín hiệu giữa các dây thần kinh và nhờ đó giảm tiết mồ hôi. Các loại thuốc này có một số tác dụng phụ như rối loạn chức năng bàng quang, khô miệng và mờ mắt nên cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm: Lo âu, căng thẳng có thể dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều. Trong những trường hợp trầm cảm là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ kê thuốc chống trầm cảm.
  • Tiêm Botox: Botox tạm thời vô hiệu hóa các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi. Hiệu quả sau tiêm có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng và sau đó sẽ phải tiêm lại. Tiêm Botox gây đau nhẹ và đôi khi gây yếu cơ tạm thời ở khu vực được tiêm.
  • Phẫu thuật: Đây là giải pháp cho những trường hợp tăng tiết mồ hôi nghiêm trọng và đã thử hết các cách khác mà không có tác dụng. Các lựa chọn phẫu thuật gồm có liệu pháp vi sóng, cắt tuyến mồ hôi và cắt hạch thần kinh giao cảm.

Tóm tắt bài viết​


Đổ mồ hôi là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên giúp làm mát cơ thể nhưng nếu muốn thì có rất nhiều cách để giảm lượng mồ hôi hoặc hạn chế những vấn đề do đổ mồ hôi gây ra. Nếu cảm thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường thì nên đi khám để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem tiếp...
 
Top Bottom