MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
693K

8 ứng viên tiềm năng thay HLV Troussier

Võ Hoài Tâm

Fan Cứng

Bên cạnh những gương mặt quen thuộc như Park Hang-seo hay Mano Polking, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể cân nhắc Lee Young-jin, Velizar Popov, Chu Đình Nghiêm cho vị trí HLV trưởng đội tuyển Việt Nam.

hlv-hoang-anh-tuan-asiad-19-16-7863-5162-1695122461-1711605361-1711605763-1711610030.jpg


HLV Hoàng Anh Tuấn (sinh năm 1968, Khánh Hòa).

Sau khi thôi hợp đồng sớm với HLV Philippe Troussier, VFF đã chọn HLV Hoàng Anh Tuấn nắm đội U23 Việt Nam dự vòng chung kết U23 châu Á vào tháng 4.

Nhà cầm quân người Khánh Hòa từng giúp Việt Nam vô địch U23 Đông Nam Á 2023, dẫn dắt U17 Việt Nam dự VCK U17 châu Á và cùng đội Olympic Việt Nam dự ASIAD 19. Trước đó, ông nắm các lứa cầu thủ U19, U20 Việt Nam và là người đưa Việt Nam dự World Cup U20 năm 2017 tại Hàn Quốc.

Lứa cầu thủ U23 Việt Nam hiện nay như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường, Quan Văn Chuẩn, Nguyễn Đình Bắc... đều là học trò của ông Tuấn ở các tuyến trẻ.

3064-1666164250-1711605478.jpg


HLV Park Hang-seo (1957, Hàn Quốc)

HLV Park là nhà cầm quân thành công nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, khi giành HC bạc giải U23 châu Á 2018, vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019, hai lần giành HC vàng SEA Games 2019, 2021 và đưa đội tuyển lần đầu vào tới vòng loại cuối cùng World Cup 2022 - khu vực châu Á.

Dưới thời của ông (2017-2023), Việt Nam luôn duy trì vị thế là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á, đồng thời là quốc gia Đông Nam Á giữ vị trí lâu nhất trong top 100 của FIFA.

Với bề dày thành tích đó, cùng với vai trò lịch sử và sự am hiểu bóng đá Việt Nam, ông được kỳ vọng có thể vực dậy đội tuyển trong giai đoạn thách thức hiện nay. Hiện, HLV Park cũng không bị ràng buộc với CLB nào, ngoài công việc ở học viện và vai trò cố vấn cao cấp của đội bóng hạng Nhì Bắc Ninh FC.

lee-young-jin-viet-nam-jpeg-3517-1708416608-1711605516.jpg


HLV Lee Young-jin (1963, Hàn Quốc)

Lee từng là trợ lý thân thiết và lâu năm cho HLV Park Hang-seo ở ĐTQG và U23 Việt Nam. Khi đó, ông được ví như "bộ não" của chiến lược gia đồng hương, do vai trò chuyên sâu ở khâu phân tích, hướng dẫn kỹ thuật và lên chiến thuật.

Khi làm cầu thủ, Lee nổi danh trong màu áo LG Cheetahs (nay là FC Seoul), với chức vô địch K-League 1 năm 1990 và danh hiệu cầu thủ xuất sắc năm 1991. Năm 2003, ông được bầu chọn vào đội hình tiêu biểu bóng đá Hàn Quốc thập niên 90. Ông thi đấu cho ĐTQG từ 1989 đến 1994 với 51 trận, tham dự hai kỳ World Cup 1990 và 1994. Hiện, ông làm việc cho LĐBĐ Hàn Quốc (KFA).

Bên cạnh chuyên môn cao, Lee rất được lòng cầu thủ cũng như người hâm mộ Việt Nam.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


HLV Velizar Emilov Popov (1976, Bulgaria)

Nhà cầm quân Bulgaria từng dẫn dắt U23 Myanmar, trước khi đến Thanh Hoá từ mùa 2023. Tại đây, ông nhanh chóng tạo dấu ấn, giúp Thanh Hoá, với đội hình không ngôi sao, chơi kiểm soát bóng và tấn công đẹp mắt, đoạt Cup Quốc gia và Siêu Cup Quốc gia. Tại V-League 2023-2024, đội bóng của ông tiếp tục là thế lực đáng gờm, xếp thứ tư sau giai đoạn I.

Trở ngại duy nhất của HLV người Bulgaria có lẽ là tính cách nóng nảy. Ông từng nhiều lần bị cấm chỉ đạo vì chỉ trích, phản ứng gay gắt trọng tài V-League. Việc không kiểm soát được cảm xúc, nếu xảy ra ở ĐTQG, sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt nền bóng đá và tác động đến vấn đề chuyên môn.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


HLV Kiatisuk Senamuang (1973, Thái Lan)

Kiatisuk được xem là một trong những cầu thủ thành công nhất Đông Nam Á. Khi còn thi đấu, ông đã giành ba chức vô địch Tiger Cup và bốn HC vàng SEA Games. Tại Việt Nam, ông cùng HAGL vô địch V-League hai năm liên tiếp năm 2003 và 2004.

Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ, Kiatisuk chuyển sang làm HLV. Sau hai giai đoạn dẫn dắt HAGL không thành công (2006 và 2010), ông về nước làm việc và từng đưa Thái Lan tới hai chức vô địch AFF Cup năm 2014 và 2016, giành HC vàng SEA Gamess năm 2013, trước khi nghỉ vì mâu thuẫn với lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Thái Lan.

Năm 2021, ông quay lại HAGL nhưng không đạt danh hiệu nào. Giữa mùa này, "Zico Thái" được bầu Đức cho phép ra Hà Nội, dẫn dắt CLB Công an Hà Nội theo diện cho mượn.

Kiatisuk có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, am hiểu bóng đá Đông Nam Á nhưng bị cho là thiếu ý tưởng trong việc xây dựng lối chơi tấn công cũng như thiếu cá tính trong chỉ đạo.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


HLV Gong Oh Kyun (1974, Hàn Quốc)

Ông Gong từng đưa Việt Nam vào tứ kết giải U23 châu Á năm 2022. Khi đó, ông gây ấn tượng mạnh vì khuyến khích cầu thủ trẻ cầm bóng, phối hợp ngắn và chơi tấn công. Sau giải đó, HLV Gong chia tay Việt Nam để đi học bằng Pro.

Cuối năm 2023, HLV 49 tuổi trở lại dẫn dắt CLB Công an Hà Nội nhưng ra đi chỉ sau bảy vòng vì đội bóng tuột dốc không phanh. Gong từng công khai khẳng định ông mất quyền kiểm soát ở đây vì bị một lãnh đạo CLB can thiệp vào công việc.

Mới đây, Gong trở lại Việt Nam nhưng chưa hé lộ dẫn dắt CLB nào.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


HLV Mano Polking (1976, Brazil)

Polking từng thất bại với CLB TP HCM ở V-League, nhưng sau đó thành công khi giúp Thái Lan giành hai chức vô địch AFF Cup liên tiếp (2020 và 2022). Tuy nhiên, sau khi Thái Lan thua ngược Trung Quốc hồi tháng 11/2023 ở vòng loại hai World Cup 2026, nhà cầm quân người Brazil gốc Đức bị sa thải.

Trong cuộc phỏng vấn với VnExpress hôm qua, Polking cho biết đang đàm phán với một số CLB, háo hức với khả năng được dẫn dắt tuyển Việt Nam. "Tôi sẵn sàng làm việc ở bất cứ đâu, nhưng rõ ràng làm việc tại một ĐTQG là vị trí cao quý nhất với mọi HLV", ông nói. Ảnh: FAT

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==


HLV Chu Đình Nghiêm (1972, Thanh Hóa)

Từng thi đấu cho Công an Thanh Hoá, Nam Định, LG ACB, Hoà phát Hà Nội, ông Nghiêm về CLB Hà Nội sau khi giải nghệ và đi cùng đội bóng từ khi mới thành lập, lên hạng Ba rồi V-League.

Năm 2016, ông nắm đội một và giúp CLB giành ba chức vô địch V-League, hai Cup Quốc gia, ba Siêu Cup Quốc gia và một lần lọt vào bán kết liên khu vực AFC Cup. Năm năm sau, khi Hà Nội có dấu hiệu chững lại, ông Nghiêm bị sa thải.

Đến CLB Hải Phòng năm 2022, HLV người Thanh Hóa ngay lập tức tạo dấu ấn. Ông giúp đội bóng đất cảng định hình lối chơi tấn công mạnh mẽ dù tiềm lực hạn chế, giành vị trí á quân, còn bản thân được trao danh hiệu HLV hay nhất mùa ở V-League.

Hạn chế của ông Nghiêm có lẽ là tính cách nóng nảy, cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc dẫn dắt một ĐTQG.

Xem tiếp...
 
Top Bottom