Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Trung Quốc luôn được xem là quốc gia nổi tiếng nhiều tập tục và các hủ tục xuất phát từ các chế độ phong kiến xa xưa từ phong phú, sôi động đến huyền bí và “cực kỳ” kinh dị. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng TopReview điểm qua những phong tục kinh dị đã từng và vẫn còn đang lưu truyền tại Trung Quốc.
1. Tục Lệ Bó Chân – Kim Liên Tam Thốn
Tục bó chân ở Trung Quốc từ thuở xa xưa đã gắn liền với những người phụ nữ suốt thời phong kiến khá dài. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng, người phụ nữ nào sở hữu bàn chân nhỏ xíu chính là biểu tượng của sự sang trọng và quý phái.
Vì họ tin rằng khi bó chân, người con gái không có khả năng đi vững như bình thường được. Vì thế nên từng bước đi của họ sẽ uyển chuyển và nhẹ nhàng giống như những cành sen đung đưa trước gió. Nếu con gái quý tộc không chịu bó chân thì chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.
Do đó, con gái, cháu gái họ từ khi còn rất nhỏ, mới chỉ 2-5 tuổi đã được bố mẹ bó chân để dễ uốn nắn hơn khi lớn. Cách làm vô cùng dã man nhưng những bé gái phải chịu đựng để có được một cuộc sống sung túc cho cả bản thân lẫn dòng họ khi trưởng thành.
Nhiều ông bố còn tiến hành đánh mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái để các xương vỡ nát sau đó bó lại. Sau khi vải được quấn chặt lại bằng vải, những bé gái này còn bị ép phải đi lại trên nền nhà trong suốt khoảng 2 năm để bàn chân càng ngày càng biến dạng và bó lại cho thon gọn.
2. Minh hôn (hôn âm) – “đám cưới ma”
Làm lễ kết hôn với người chết còn gọi là minh hôn (hôn âm) là tập tục cực kỳ kinh dị xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ 17 trước Công nguyên.
Theo tục lệ của người Trung Hoa cổ xưa, những thanh niên trẻ sau khi đính hôn và chờ đến ngày cưới nhưng không may đột tử, gia đình phải hoàn thành hôn lễ, nếu không linh hồn của họ sẽ thành quỷ và quấy nhiễu khiến gia đình khó yên.
Sau đám cưới, họ sẽ tiến hành mai táng cả đôi phu thê, tức là họ sẽ chôn cả người chết và “vợ” hoặc “chồng” vừa mới cưới cùng với nhau.
Tuy nhiên, vì mang tính chất dã man và vô nhân đạo nên cho tới năm 1949, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng cấm hủ tục đám cưới ma vô cùng ghê rợn này. Mặc dù vậy, truyền thống này hiện nay vẫn còn đang quay trở lại và tiếp tục lén lút diễn ra trong đời sống người dân.
3. Cô Dâu “Cao Số” Phải Ở Miếu Trước Khi Về Nhà Chồng
Đây là tục lệ có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Nếu như trước ngày cưới mà 2 bên gia đình của cô dâu chú rể đi xem bói, thầy bói phán cô dâu có số “phá gia chi nữ”, thì tất nhiên cô dâu đó sẽ không được kiêu hãnh đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường.
Mà thay vào đó, trước khi cưới chừng 2,3 ngày, người con gái này phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Chỉ được mang theo vài bộ quần không được lành lặn, một chiếc ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa giả vờ làm một người ăn xin thì mới có thể về nhà chồng. Thật kỳ lạ quá phải không nào!
4. Tập Tục Đội Mũ Làm Từ Tóc Rụng Của Tổ Tiên
Tập tục có phần hơi kì dị này được bắt nguồn từ dân tộc Miêu sừng dài, đây là tộc người đang sinh sống tại làng Suojia, thành phố Liupanshui, tỉnh Quý Châu hiện đang còn lưu giữ và thực hiện tập tục kỳ lạ này.
Phong tục này có nguồn gốc từ việc đội sừng bò. Vì ngày xưa, bò được xem như là con vật linh thiêng đối với dân tộc người Miêu. Sau đó, để trang trí đồng thời thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, nên người Miêu đã sáng tạo ra chiếc mũ đặc biệt này.
Cụ thể là những người phụ nữ Miêu sừng dài mỗi khi chải đầu sẽ lưu giữ lại các sợi tóc rụng. Và sau đó tết chúng lại với nhau làm thành một chiếc mũ từ tóc của mẹ, bà ngoại, cụ, thậm chí là từ tóc tổ tiên của họ. Họ tin rằng, đó chính là cách tốt nhất để họ tưởng nhớ và thể hiện lòng tôn kính tổ tiên.
Những sợi tóc được nhuộm và giữ gìn để luôn sáng bóng. Người mẹ sẽ trao cho con gái chiếc mũ khi cô con gái lấy chồng.
5. Huyền Táng – Quan tài treo
Huyền táng cũng là một trong những tập tục ghê rợn bậc nhất tại Trung Quốc. Tập tục này nôm na sẽ treo quan tài của người đã khuất trên núi chính là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng. Đây được xem là một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc.
Huyền táng – trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng, cheo leo, ít người lai vãng cực kỳ nguy hiểm.
Người xưa cho rằng, vách núi hay những hang động trên cao là một nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn người đã khuất có thể an tâm yên nghỉ. Và họ còn cho rằng từ trên cao, linh hồn người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian.
Chính vì vậy, một số địa phương còn gọi nơi huyền táng với nhiều cái tên mỹ miều là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”.
6. Cản thi ở Tương Tây
Đây cũng là tập tục hết sức ghê rợn của người Trung Quốc có thể khiến người ta liên tưởng đến cương thi. Cản thi (dẫn thi thể, đuổi thi thể) là một tập tục của dân tộc Miêu thuộc vùng Tương Tây, Trung Quốc. Theo người xưa tương truyền rằng, đây là một loại bí thuật, cụ thể là một nhánh nhỏ của vu thuật.
Hoạt động cản thi sẽ được các pháp sư tiến hành bằng cách dùng pháp thuật dẫn dắt các thi thể tha hương có thể quay trở về quê hương để bình an và thanh thản ra đi.
Chỉ cần nghe qua cái tên thuật cản thi thôi cũng đủ thấy đáng sợ và thần bí rồi, nhưng cụ thể bí thuật này được thực hiện như thế nào thì có lẽ chỉ còn trong sử sách của người xưa. Tuy nhiên, ngày nay rất ít người biết được.
7. Thụ táng (chôn tro cốt dưới gốc cây)
Thụ táng cùng với phong táng, quải táng, không táng, huyền không táng là những nghi thức an táng cực kì lâu đời ở Trung Quốc. Thụ táng thực chất là chỉ việc chôn tro cốt của người chết phía dưới một gốc cây đại thụ được chỉ định từ trước, hoặc rải tro cốt của người đã khuất vào đất, bên trên trồng cây để làm kỷ niệm.
Ngoài ra tập tục thụ táng thì người Trung Hoa còn có một hình thức cổ xưa hơn nữa. Đó là đặt thi thể của người chết vào tận rừng sâu hoặc là những cây đại thụ ở dã ngoại, mặc nó phong hóa. Sau này, người ta có thay đổi một chút là bỏ thi thể người chết vào một cái lều được dựng sẵn từ trước.
Trung Quốc tuy có một nền văn hóa vô cùng tuyệt vời, đa dạng và đặc sắc, nhưng bên cạnh đó vẫn có và còn tồn tại một số tập tục vô cùng ghê rợn và hết sức kinh dị. Tuy nhiên, ngày nay những tập tục “rùng rợn” này hầu như đa số đã “tuyệt chủng” nhưng vẫn góp phần tô điểm thêm sự đa dạng và phong phú cho văn hóa và tín ngưỡng của Trung Hoa.
Xem tiếp...