Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Con trai anh Nguyễn Minh Thành từng là một học sinh ngoan. Tuy nhiên, bước sang cấp 2, cùng với sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì và những thất vọng về bản thân khi học tập trong môi trường mới, cháu đặt chân vào thế giới của trò chơi điện tử rồi nghiện game lúc nào không hay. Khi đó, cháu 13 tuổi.
Từ một đứa trẻ năng động hoạt bát, con anh Thành trở nên lặng lẽ, ngắt liên lạc với bạn bè bên ngoài, mất cảm hứng với thể thao dù từng vô cùng yêu thích, không kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng, có dấu hiệu của trầm cảm.
Để cứu con, anh Thành dành ra hai tháng tìm tòi, nghiên cứu về tâm lý học, về cả thế giới game mà con đang bị "bắt cóc" và đưa ra quyết định phải đồng hành cùng con chơi game cho đến khi chính con muốn thoát ra.
Thiếu niên dễ sa vào thế giới game khi bị mất kết nối với bạn bè, gia đình (Ảnh: AI).
Đầu tiên, anh Thành thảo luận với con về một "game" mới: Bố mẹ cho con chơi game thoải mái trong 3 ngày. Trong 3 ngày đó con hoàn toàn tự do, ăn ngủ tùy theo lịch của con, thậm chí không cần đi học, không có trách nhiệm trông em, không phải làm việc gia đình. Và bố mẹ không được phép khó chịu với con.
Điều kiện kèm theo là, con chọn ra 5 game mà con chơi giỏi nhất. Nếu con không đạt thứ hạng cao ở 5 game đó thì con phải xóa đi.
Dù đã dự tính trước, vợ chồng anh Thành vẫn ngỡ ngàng trước sự chơi game nhiệt tình của con trong 3 ngày.
Con hào hứng, vui vẻ, chơi game không biết mệt, không thiết ăn ngủ học hành, không thiết gì bố mẹ lẫn em gái. Bình thường con phải chơi giấu diếm vì sợ bố mẹ mắng, giờ con chơi hết mình như được xả sạch năng lượng.
Tuy nhiên vì đã cam kết, anh chị động viên nhau không được thể hiện sự khó chịu, bức xúc với con, không can thiệp vào mọi hành động của con.
Ngày đầu tiên con vẫn đi học chính khóa buổi sáng, đi học võ buổi chiều và chơi game từ chiều tối tới 3h sáng.
Ngày thứ hai, con đi học muộn, buổi chiều bỏ học võ để ngủ bù và tiếp tục chơi game xuyên đêm.
Ngày thứ ba, con bỏ học sáng để ngủ, chơi game từ chiều đến hết ngày.
Kết thúc ba ngày, anh Thành ngồi lại nói chuyện với con, hỏi con về "thành tích". Con anh lắc đầu nói: "Khó lắm ba ạ, nhiều bạn giỏi quá". Cháu chấp nhận xóa 5 game đó theo như cam kết.
Anh Thành phân tích cho con thấy, game không phải là thứ dễ chinh phục. Trong hàng triệu người chơi game, số người kiếm được tiền từ game chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Anh đưa ra một "game" thứ hai cho con lựa chọn: Bỏ học hoàn toàn để chơi game nhưng phải tự lo cho việc ăn uống của bản thân chứ không được gia đình phục vụ hoặc tiếp tục chơi game và vẫn đi học nhưng phải tuân thủ lịch học. Con anh chọn phương án 2.
Anh Thành tiếp tục đồng hành cùng con ở phương án 2, lên một kế hoạch để giúp con vừa chơi game mà vừa học.
Hằng ngày, con đi học đúng giờ, duy trì lịch học võ, tối về chơi game đêm. Anh Thành thức đêm cùng con, giúp con giải quyết những vấn đề mà con gặp phải trong thế giới game như việc đối phó với những hacker luôn rình mò để trộm đồ game mà con phải dành rất nhiều ngày mới kiếm được.
Thấy bố ủng hộ mình chơi game, còn trở thành quân sư gỡ rối cho mình, con trai anh dần dần đặt trọn niềm tin vào bố. Game trở thành một trong những chủ đề chính trong các cuộc nói chuyện của hai bố con.
Tới một ngày, khi con mệt mỏi vì liên tục phải chiến đấu với hacker, anh Thành thuyết phục con hãy đem toàn bộ "tài sản" game của mình đi cho để giải thoát khỏi cuộc chơi hao tổn tâm trí này. Dù tiếc nuối thành quả "cày game" suốt một năm trời, con trai anh Thành đã đồng ý.
Anh Thành nhìn con vừa nhấn chuột xóa từng người bạn game mà con thân thiết bấy lâu vừa rơi nước mắt, trong lòng anh trào lên niềm tin tưởng rằng con anh có thể quay đầu.
Giai đoạn cai game cho con, anh Thành tìm kiếm nhiều sự hỗ trợ từ xung quanh, đặc biệt từ giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy võ, hai người mà con yêu quý và tôn trọng. Cùng với đó, anh giúp con kết nối lại các mối quan hệ bạn bè.
Hoạt động thể chất cùng với việc luôn có bố mẹ, bạn bè quanh mình, cậu bé 13 tuổi lấy lại niềm vui đến trường, niềm vui tập luyện thể thao và niềm vui được sống trong cuộc sống thực.
Một năm sau đó, con anh Thành bước vào giai đoạn học online hoàn toàn vì Covid-19. Trong khi nhiều gia đình khác đối mặt với tình trạng con sử dụng máy tính để sa đà vào thế giới mạng, anh Thành lại an tâm trọn vẹn khi con học tập trung.
Hiện con trai anh Thành đã học cấp 3, là học sinh tiêu biểu của trường nhờ các thành tích trong hoạt động ngoại khóa.
Anh Thành mong muốn câu chuyện của mình sẽ giúp các phụ huynh cùng cảnh có thêm một giải pháp cai nghiện game cho con. Anh Thành nhấn mạnh, dù mỗi gia đình có một thực trạng khác nhau, có 4 nguyên lý mà cha mẹ nên thực hiện là thấu hiểu, chấp nhận, tôn trọng và đồng hành.
"Cha mẹ không thể cứu con nếu áp bức nhu cầu chơi game của con. Cần nhìn nhận rằng nhu cầu chơi game của trẻ là chính đáng. Nên tạo không gian và quy tắc để trẻ được chơi ở nhà.
Khi con chơi ở nhà, cha mẹ còn biết con chơi gì mà tư vấn. Khi bị cấm, trẻ vẫn chơi nhưng chơi ở quán net hay ở nhà bạn bè và bố mẹ mất cơ hội để biết con chơi gì. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
Điều quan trọng nữa, người lớn cần tạo dựng được lòng tin với trẻ. Cả hai phía cần thể hiện thái độ lắng nghe nhau trước khi thảo luận hay đưa ra ý kiến. Khi con có lòng tin vào cha mẹ, con mới đưa tay cho mình dắt con đi", anh Thành nói.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Xem tiếp...
Từ một đứa trẻ năng động hoạt bát, con anh Thành trở nên lặng lẽ, ngắt liên lạc với bạn bè bên ngoài, mất cảm hứng với thể thao dù từng vô cùng yêu thích, không kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng, có dấu hiệu của trầm cảm.
Để cứu con, anh Thành dành ra hai tháng tìm tòi, nghiên cứu về tâm lý học, về cả thế giới game mà con đang bị "bắt cóc" và đưa ra quyết định phải đồng hành cùng con chơi game cho đến khi chính con muốn thoát ra.
Thiếu niên dễ sa vào thế giới game khi bị mất kết nối với bạn bè, gia đình (Ảnh: AI).
Đầu tiên, anh Thành thảo luận với con về một "game" mới: Bố mẹ cho con chơi game thoải mái trong 3 ngày. Trong 3 ngày đó con hoàn toàn tự do, ăn ngủ tùy theo lịch của con, thậm chí không cần đi học, không có trách nhiệm trông em, không phải làm việc gia đình. Và bố mẹ không được phép khó chịu với con.
Điều kiện kèm theo là, con chọn ra 5 game mà con chơi giỏi nhất. Nếu con không đạt thứ hạng cao ở 5 game đó thì con phải xóa đi.
Dù đã dự tính trước, vợ chồng anh Thành vẫn ngỡ ngàng trước sự chơi game nhiệt tình của con trong 3 ngày.
Con hào hứng, vui vẻ, chơi game không biết mệt, không thiết ăn ngủ học hành, không thiết gì bố mẹ lẫn em gái. Bình thường con phải chơi giấu diếm vì sợ bố mẹ mắng, giờ con chơi hết mình như được xả sạch năng lượng.
Tuy nhiên vì đã cam kết, anh chị động viên nhau không được thể hiện sự khó chịu, bức xúc với con, không can thiệp vào mọi hành động của con.
Ngày đầu tiên con vẫn đi học chính khóa buổi sáng, đi học võ buổi chiều và chơi game từ chiều tối tới 3h sáng.
Ngày thứ hai, con đi học muộn, buổi chiều bỏ học võ để ngủ bù và tiếp tục chơi game xuyên đêm.
Ngày thứ ba, con bỏ học sáng để ngủ, chơi game từ chiều đến hết ngày.
Kết thúc ba ngày, anh Thành ngồi lại nói chuyện với con, hỏi con về "thành tích". Con anh lắc đầu nói: "Khó lắm ba ạ, nhiều bạn giỏi quá". Cháu chấp nhận xóa 5 game đó theo như cam kết.
Anh Thành phân tích cho con thấy, game không phải là thứ dễ chinh phục. Trong hàng triệu người chơi game, số người kiếm được tiền từ game chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Anh đưa ra một "game" thứ hai cho con lựa chọn: Bỏ học hoàn toàn để chơi game nhưng phải tự lo cho việc ăn uống của bản thân chứ không được gia đình phục vụ hoặc tiếp tục chơi game và vẫn đi học nhưng phải tuân thủ lịch học. Con anh chọn phương án 2.
Anh Thành tiếp tục đồng hành cùng con ở phương án 2, lên một kế hoạch để giúp con vừa chơi game mà vừa học.
Hằng ngày, con đi học đúng giờ, duy trì lịch học võ, tối về chơi game đêm. Anh Thành thức đêm cùng con, giúp con giải quyết những vấn đề mà con gặp phải trong thế giới game như việc đối phó với những hacker luôn rình mò để trộm đồ game mà con phải dành rất nhiều ngày mới kiếm được.
Thấy bố ủng hộ mình chơi game, còn trở thành quân sư gỡ rối cho mình, con trai anh dần dần đặt trọn niềm tin vào bố. Game trở thành một trong những chủ đề chính trong các cuộc nói chuyện của hai bố con.
Tới một ngày, khi con mệt mỏi vì liên tục phải chiến đấu với hacker, anh Thành thuyết phục con hãy đem toàn bộ "tài sản" game của mình đi cho để giải thoát khỏi cuộc chơi hao tổn tâm trí này. Dù tiếc nuối thành quả "cày game" suốt một năm trời, con trai anh Thành đã đồng ý.
Anh Thành nhìn con vừa nhấn chuột xóa từng người bạn game mà con thân thiết bấy lâu vừa rơi nước mắt, trong lòng anh trào lên niềm tin tưởng rằng con anh có thể quay đầu.
Giai đoạn cai game cho con, anh Thành tìm kiếm nhiều sự hỗ trợ từ xung quanh, đặc biệt từ giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy võ, hai người mà con yêu quý và tôn trọng. Cùng với đó, anh giúp con kết nối lại các mối quan hệ bạn bè.
Hoạt động thể chất cùng với việc luôn có bố mẹ, bạn bè quanh mình, cậu bé 13 tuổi lấy lại niềm vui đến trường, niềm vui tập luyện thể thao và niềm vui được sống trong cuộc sống thực.
Một năm sau đó, con anh Thành bước vào giai đoạn học online hoàn toàn vì Covid-19. Trong khi nhiều gia đình khác đối mặt với tình trạng con sử dụng máy tính để sa đà vào thế giới mạng, anh Thành lại an tâm trọn vẹn khi con học tập trung.
Hiện con trai anh Thành đã học cấp 3, là học sinh tiêu biểu của trường nhờ các thành tích trong hoạt động ngoại khóa.
Anh Thành mong muốn câu chuyện của mình sẽ giúp các phụ huynh cùng cảnh có thêm một giải pháp cai nghiện game cho con. Anh Thành nhấn mạnh, dù mỗi gia đình có một thực trạng khác nhau, có 4 nguyên lý mà cha mẹ nên thực hiện là thấu hiểu, chấp nhận, tôn trọng và đồng hành.
"Cha mẹ không thể cứu con nếu áp bức nhu cầu chơi game của con. Cần nhìn nhận rằng nhu cầu chơi game của trẻ là chính đáng. Nên tạo không gian và quy tắc để trẻ được chơi ở nhà.
Khi con chơi ở nhà, cha mẹ còn biết con chơi gì mà tư vấn. Khi bị cấm, trẻ vẫn chơi nhưng chơi ở quán net hay ở nhà bạn bè và bố mẹ mất cơ hội để biết con chơi gì. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
Điều quan trọng nữa, người lớn cần tạo dựng được lòng tin với trẻ. Cả hai phía cần thể hiện thái độ lắng nghe nhau trước khi thảo luận hay đưa ra ý kiến. Khi con có lòng tin vào cha mẹ, con mới đưa tay cho mình dắt con đi", anh Thành nói.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Xem tiếp...