Phương Nga
Tích Cực
Nếu bạn chọn đọc bài viết này, hẳn bạn đang rất muốn cải thiện tình hình tài chính trong năm tới. 6 bước dưới đây chắc chắn không thể khiến bạn giàu lên nhanh chóng chỉ sau một đêm, nhưng sẽ có thể khiến bạn từ từ giàu có hơn và giàu một cách bền vững.
1. Bắt đầu một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mới dành riêng cho mục tiêu tiết kiệm
Bạn đang có ý định cải tạo nhà? Bạn đang muốn thực hiện một giao dịch mua lớn? Và điều đó khiến bạn hoang mang với số tiền quá lớn, chẳng biết bao giờ sẽ có thể đạt được.
Hãy thiết lập một Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mới dành riêng cho mục tiêu của bạn và dành tiền hàng tháng. Đảm bảo rằng tài khoản này chỉ được dùng cho đúng mục đích ban đầu nó được tạo ra, và bạn hãy quên nó đi cho đến khi hoàn thành mục tiêu.
2. Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn
Thiết lập các khoản ghi nợ được ủy quyền trước từ tài khoản séc sang tài khoản tiết kiệm của bạn là một cách tuyệt vời để tích lũy khoản tiết kiệm của bạn mà không cần phải suy nghĩ về nó.
Bạn có thể thiết lập chuyển khoản định kỳ giữa các tài khoản trong ngân hàng trực tuyến hoặc trên ứng dụng di động. Điều này góp phần giúp bạn kỷ luật hơn trong việc chi tiêu khi nhận lương, dù ăn tiêu thế nào cũng không ảnh hưởng tới kế hoạch.
3. Cam kết (hoặc tái cam kết) với ngân sách của bạn
Mùa nghỉ lễ có thể là thời điểm ngân sách của bạn không theo kịp. Năm mới là thời điểm tuyệt vời để bạn sắp xếp lại ngân sách hàng tháng của mình và tìm ra ít nhất một thứ mà bạn có thể cắt giảm hoặc cắt giảm hoàn toàn. Sau đó, phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm của bạn.
Nghiêm túc mà nghĩ, bạn sẽ có kha khá khoản có thể cắt giảm đấy. Hãy khắt khe với bản thân ở những khoản giải trí không cần thiết, như trà sữa, ăn hàng quán sang trọng, mua quần áo mới liên tục, mua son quá nhiều và không bao giờ dùng hết...
4. Lập kế hoạch quản lý nợ
Xem lại các khoản nợ của bạn và lập kế hoạch để giảm hoặc loại bỏ nó. Ngay cả khi bạn không thể trả hết nợ, hãy chọn mục tiêu thực tế (ví dụ: giảm tổng số nợ của bạn xuống 30%).
Nếu bạn có khoản nợ lãi suất cao, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng, hãy cân nhắc việc hợp nhất khoản nợ của bạn bằng một khoản vay có thể mang lại cho bạn mức lãi suất thấp hơn và sự tiện lợi của việc thanh toán một lần so với thanh toán nhiều lần mỗi tháng.
5. Xây dựng quỹ khẩn cấp
Thiết lập một khoản ghi nợ được ủy quyền trước từ tài khoản séc của bạn vào một tài khoản tiết kiệm chuyên dụng để giúp bạn quản lý các trường hợp khẩn cấp - chỉ cần khoảng 10 - 20 triệu trong quỹ dự phòng có thể trang trải hầu hết các chi phí bất ngờ mà không cần sử dụng tín dụng.
Bạn cũng cần lưu ý đến quỹ khẩn cấp khi chia tài khoản ra để đầu tư và tiết, tránh đẩy bản thân vào thế bí khi cần tiền gấp và ảnh hưởng đến các danh mục đầu tư khác.
6. Khám phá cách làm việc với cố vấn tài chính có thể phù hợp với bạn
Làm việc với một cố vấn tài chính cũng giống như có một bác sĩ giỏi, đặc biệt khi bạn đã có một khoản tiết kiệm và cần đầu tư nghiêm túc. Họ xem xét lịch sử của bạn, thói quen và hành vi của bạn cũng như điều gì khiến bạn thức đêm - và họ đưa ra kế hoạch để giữ mọi thứ tốt đẹp hoặc làm chúng tốt hơn.
Và, cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe hàng năm, hãy nhớ đến gặp cố vấn của bạn thường xuyên để đảm bảo bạn đi đúng hướng và tuân theo kế hoạch.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo SCU)
Ảnh: Sưu tầm
Xem tiếp...