Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Chúng ta đều trải qua những thăng trầm trong công việc, nhưng nếu những ngày khó khăn trở thành điều "bình thường mới" có thể đó là dấu hiệu của trầm cảm.
Làm việc chăm chỉ hơn để tránh phải về nhà
Đồng nghiệp khó đoán bạn đang phải đối mặt với trầm cảm khi bạn thể hiện mình là người chăm chỉ và đáng tin cậy ở nơi làm việc. Nhưng theo Alicia Velez, chuyên gia tâm lý lâm sàng Mỹ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một người đang bị trầm cảm.
Ví dụ, một người vừa ly hôn hoặc đang chăm sóc người nhà bị bệnh có thể làm việc nhiều giờ hơn bình thường, sẵn sàng xin đi công tác dài ngày hoặc giải quyết những vấn đề khó. "Được làm việc mang lại cảm giác tốt hơn là phải đối mặt với cuộc hôn nhân sắp kết thúc hoặc một người thân sắp chấm dứt cuộc đời", Alicia Velez, nói.
Từng hòa đồng nhưng giờ tránh gặp mặt đồng nghiệp
Cách bạn tương tác với đồng nghiệp có thể giúp bạn hiểu mình đang đối mặt với điều gì. Theo Velez, tránh né đồng nghiệp và cô lập bản thân là hai dấu hiệu phổ biến của trầm cảm.
"Một người từng tích cực tham các cuộc họp bây giờ lại im lặng, ngồi ở cuối phòng hoặc thậm chí không vào họp. Người này không còn tham gia hoạt động bên ngoài văn phòng hoặc sau giờ làm việc nữa, tránh tương tác với đồng nghiệp hoặc quản lý, chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại hoặc trả lời mail chậm, thậm chí không trả lời", Velez nêu dấu hiệu.
Những người có hành vi như vậy có thể gặp rắc rối tại nơi làm việc, thậm chí mất việc, điều này dẫn đến một vòng lặp lại của xấu hổ, tội lỗi dẫn tới trầm cảm thêm.
Ảnh minh họa: Huffpost
Không hoàn thành công việc đúng hạn và bỏ lỡ cuộc họp
Ryan Howes, nhà tâm lý học Mỹ, cho biết, nếu bàn giao công việc đúng giờ hoặc đi làm trở thành một cuộc đấu tranh hàng ngày thì đó cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.
Howes có một người đồng nghiệp yêu công việc, tích cực tham gia các dự án và có nhiều mối liên hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi chán nản, anh ngủ quên dù có đồng hồ báo thức và đi làm muộn. Anh chậm tiến độ, ngừng ăn trưa với đồng nghiệp và chỉ trích gay gắt hiệu suất làm việc của chính mình và đồng nghiệp.
Những thay đổi này đều được đồng nghiệp và sếp để tâm. Họ liên hệ với anh này, khuyến khích anh tìm sự giúp đỡ. Người đồng nghiệp của Howes nghe theo và trị liệu trầm cảm nên chỉ vài tháng đã tốt hơn.
Bộc phát cơn giận tại nơi làm việc
Trầm cảm không chỉ là cảm giác chán nản mà còn có thể khiến bạn cực kỳ cáu kỉnh. Người mắc bệnh này thường công khai giận giữ hoặc kìm nén rồi biến đồng nghiệp thành mục tiêu trút giận. "Tại nơi làm việc, bạn thấy rất dễ trở nên khó chịu với mọi người và mọi việc. Cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng... đều bị đứt", Shannon Garcia, nhà trị liệu tâm lý thuộc công ty dịch vụ tư vấn sức khỏe States of Wellness Counseling, Mỹ, nói.
Mất động lực hoặc hứng thú với công việc yêu thích
Hãy chú ý đến thay đổi về cảm giác của bạn với công việc từng hài lòng khi làm. Bạn có thể thấy mình nhìn chằm chằm vào màn hình, vờ bận rộn hoặc làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc giải quyết các vấn đề lớn. "Mất hứng thú mà chứng trầm cảm gây ra có thể khiến bạn nghĩ mình không còn quan tâm đến công việc", Garcia nói.
Nên làm gì tiếp theo nếu có những dấu hiệu trên:
Lắng nghe cơ thể
Velez khuyên nên tự hỏi bạn những câu hỏi giúp nhận thấy thay đổi về sức khỏe thể chất: Bạn có thấy mệt mỏi hơn bình thường không? Mối quan hệ của bạn với rượu là gì? Bạn ngủ quá ít hay quá nhiều? Mối quan hệ của bạn với thể dục và chuyển động thế nào? Có căng thẳng dai dẳng nào không?
Các dấu hiệu có thể cảnh báo đã đến lúc cần thừa nhận và thay đổi nó.
Nói chuyện với những người tin tưởng về cảm giác của bạn
Khi chán nản, bạn có thể không muốn ai biết, nhưng nói chuyện với những người đáng tin cậy là điều cần làm để ngăn mình khỏi tình trạng thu mình và cô lập.
Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để đánh giá các triệu chứng của bạn và đề xuất một liệu trình điều trị phù hợp.
Đánh giá lại công việc
Các chuyên gia khuyên phải tìm hiểu xem công việc có mang lại cho bạn khả năng cảm nhận niềm vui, cảm giác thích thú và khả năng tự chủ hay không. Bởi đó là yếu tố con người cần để chống lại trầm cảm.
Velez cho biết, một nhân viên có thể theo dõi các hoạt động công việc trong một hoặc hai tuần trong một bảng tính, trong đó có một cột "niềm vui", một cột dành cho "sự chủ động". "Thống kê để biết bạn có hài lòng và chủ động trong công việc không hay cần tìm kiếm một công việc mới", Velez nói.
Hiểu chiến thắng nhỏ tạo khác biệt lớn
Trầm cảm thường đẩy bạn đến chỗ cô lập, không làm gì và không tử tế với chính mình. Làm ngược lại, dù chỉ bằng những cách nhỏ nhặt cũng thực sự hữu ích.
Ví dụ, theo Garcia, nếu khó khăn khi ra khỏi giường dẫn đến đi làm muộn, hãy thử ngồi dậy thay vì nằm. Nếu công việc khiến bạn choáng ngợp, hãy chia chúng thành các bước nhỏ hơn, cam kết dành 5 phút nỗ lực tập trung.
Nhật Minh (Theo Huffpost)
Xem tiếp...
Làm việc chăm chỉ hơn để tránh phải về nhà
Đồng nghiệp khó đoán bạn đang phải đối mặt với trầm cảm khi bạn thể hiện mình là người chăm chỉ và đáng tin cậy ở nơi làm việc. Nhưng theo Alicia Velez, chuyên gia tâm lý lâm sàng Mỹ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một người đang bị trầm cảm.
Ví dụ, một người vừa ly hôn hoặc đang chăm sóc người nhà bị bệnh có thể làm việc nhiều giờ hơn bình thường, sẵn sàng xin đi công tác dài ngày hoặc giải quyết những vấn đề khó. "Được làm việc mang lại cảm giác tốt hơn là phải đối mặt với cuộc hôn nhân sắp kết thúc hoặc một người thân sắp chấm dứt cuộc đời", Alicia Velez, nói.
Từng hòa đồng nhưng giờ tránh gặp mặt đồng nghiệp
Cách bạn tương tác với đồng nghiệp có thể giúp bạn hiểu mình đang đối mặt với điều gì. Theo Velez, tránh né đồng nghiệp và cô lập bản thân là hai dấu hiệu phổ biến của trầm cảm.
"Một người từng tích cực tham các cuộc họp bây giờ lại im lặng, ngồi ở cuối phòng hoặc thậm chí không vào họp. Người này không còn tham gia hoạt động bên ngoài văn phòng hoặc sau giờ làm việc nữa, tránh tương tác với đồng nghiệp hoặc quản lý, chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại hoặc trả lời mail chậm, thậm chí không trả lời", Velez nêu dấu hiệu.
Những người có hành vi như vậy có thể gặp rắc rối tại nơi làm việc, thậm chí mất việc, điều này dẫn đến một vòng lặp lại của xấu hổ, tội lỗi dẫn tới trầm cảm thêm.
Ảnh minh họa: Huffpost
Không hoàn thành công việc đúng hạn và bỏ lỡ cuộc họp
Ryan Howes, nhà tâm lý học Mỹ, cho biết, nếu bàn giao công việc đúng giờ hoặc đi làm trở thành một cuộc đấu tranh hàng ngày thì đó cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.
Howes có một người đồng nghiệp yêu công việc, tích cực tham gia các dự án và có nhiều mối liên hệ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi chán nản, anh ngủ quên dù có đồng hồ báo thức và đi làm muộn. Anh chậm tiến độ, ngừng ăn trưa với đồng nghiệp và chỉ trích gay gắt hiệu suất làm việc của chính mình và đồng nghiệp.
Những thay đổi này đều được đồng nghiệp và sếp để tâm. Họ liên hệ với anh này, khuyến khích anh tìm sự giúp đỡ. Người đồng nghiệp của Howes nghe theo và trị liệu trầm cảm nên chỉ vài tháng đã tốt hơn.
Bộc phát cơn giận tại nơi làm việc
Trầm cảm không chỉ là cảm giác chán nản mà còn có thể khiến bạn cực kỳ cáu kỉnh. Người mắc bệnh này thường công khai giận giữ hoặc kìm nén rồi biến đồng nghiệp thành mục tiêu trút giận. "Tại nơi làm việc, bạn thấy rất dễ trở nên khó chịu với mọi người và mọi việc. Cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng... đều bị đứt", Shannon Garcia, nhà trị liệu tâm lý thuộc công ty dịch vụ tư vấn sức khỏe States of Wellness Counseling, Mỹ, nói.
Mất động lực hoặc hứng thú với công việc yêu thích
Hãy chú ý đến thay đổi về cảm giác của bạn với công việc từng hài lòng khi làm. Bạn có thể thấy mình nhìn chằm chằm vào màn hình, vờ bận rộn hoặc làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc giải quyết các vấn đề lớn. "Mất hứng thú mà chứng trầm cảm gây ra có thể khiến bạn nghĩ mình không còn quan tâm đến công việc", Garcia nói.
Nên làm gì tiếp theo nếu có những dấu hiệu trên:
Lắng nghe cơ thể
Velez khuyên nên tự hỏi bạn những câu hỏi giúp nhận thấy thay đổi về sức khỏe thể chất: Bạn có thấy mệt mỏi hơn bình thường không? Mối quan hệ của bạn với rượu là gì? Bạn ngủ quá ít hay quá nhiều? Mối quan hệ của bạn với thể dục và chuyển động thế nào? Có căng thẳng dai dẳng nào không?
Các dấu hiệu có thể cảnh báo đã đến lúc cần thừa nhận và thay đổi nó.
Nói chuyện với những người tin tưởng về cảm giác của bạn
Khi chán nản, bạn có thể không muốn ai biết, nhưng nói chuyện với những người đáng tin cậy là điều cần làm để ngăn mình khỏi tình trạng thu mình và cô lập.
Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để đánh giá các triệu chứng của bạn và đề xuất một liệu trình điều trị phù hợp.
Đánh giá lại công việc
Các chuyên gia khuyên phải tìm hiểu xem công việc có mang lại cho bạn khả năng cảm nhận niềm vui, cảm giác thích thú và khả năng tự chủ hay không. Bởi đó là yếu tố con người cần để chống lại trầm cảm.
Velez cho biết, một nhân viên có thể theo dõi các hoạt động công việc trong một hoặc hai tuần trong một bảng tính, trong đó có một cột "niềm vui", một cột dành cho "sự chủ động". "Thống kê để biết bạn có hài lòng và chủ động trong công việc không hay cần tìm kiếm một công việc mới", Velez nói.
Hiểu chiến thắng nhỏ tạo khác biệt lớn
Trầm cảm thường đẩy bạn đến chỗ cô lập, không làm gì và không tử tế với chính mình. Làm ngược lại, dù chỉ bằng những cách nhỏ nhặt cũng thực sự hữu ích.
Ví dụ, theo Garcia, nếu khó khăn khi ra khỏi giường dẫn đến đi làm muộn, hãy thử ngồi dậy thay vì nằm. Nếu công việc khiến bạn choáng ngợp, hãy chia chúng thành các bước nhỏ hơn, cam kết dành 5 phút nỗ lực tập trung.
Nhật Minh (Theo Huffpost)
Xem tiếp...