Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
CV mắc quá nhiều sai lầm khiến nhà tuyển dụng dễ dàng loại bạn khỏi vòng xét duyệt hồ sơ. Đọc ngay những sai lầm cần tránh trong cách viết CV xin việc cho sinh viên dưới đây để xây dựng một bản CV hoàn hảo cho bản thân nhé.
Một bản CV xin việc được ví như “bộ mặt” của bạn, đang “thay” bạn trò chuyện cùng nhà tuyển dụng trước khi hai bên có cơ hội gặp mặt trực tiếp tại buổi phỏng vấn. Do vậy, bạn chắc chắn cần xây dựng một bản CV tươm tất và thể hiện được phần nào tính cách, con người của bản thân.
Một mẫu CV tiếng Việt hay ngôn ngữ nào khác đều cần những thông tin sau:
Cái nhìn đầu tiên rất quan trọng và là bước đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá CV của bạn. Nếu CV của bạn trình bày thiếu khoa học, lộn xộn giữa các mục và trình tự thời gian, đồng thời, mỗi mục thông tin lại sử dụng các phông chữ khác nhau, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá bạn chưa có kỹ năng viết CV và có thể loại ngay CV của bạn ngay tại thời điểm đó.
Để tránh sai lầm này, hãy trình bày CV xin việc cho sinh viên theo đề mục rõ ràng, bố cục chuẩn chỉnh theo diễn tiến thời gian từ thông tin căn bản đến thông tin chính rồi kết thúc là thông tin bổ sung. Phông chữ trong VC nên chọn phông Times New Roman, Arial… giúp người đọc dễ đọc và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Mỗi vị trí ứng tuyển lại yêu cầu các thông tin khác nhau. Vì lý do này, bạn không nên chỉ dùng 1 CV duy nhất để ứng tuyển vào các vị trí làm việc khác nhau. Hãy điều chỉnh CV để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc muốn thử sức ở vị trí làm việc này.
Tệp đính kèm trong hồ sơ ứng tuyển có thể là ảnh thẻ, thư giới thiệu, đơn xin làm việc… Và các tệp đính kèm này cũng thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho CV xin việc. Nhưng rất nhiều ứng viên, đặc biệt là các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV mắc sai lầm không đặt tên tệp đính kèm trước khi gửi email cho nhà tuyển dụng.
Bạn nên đặt tên tệp đính kèm theo công thức ngắn gọn, dễ hiểu và thể hiện nội dung của tệp. Ví dụ: Đối với thư giới thiệu, bạn có thể đặt tên là: Thugioithieu_Nguyen Van A…
Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Chèn liên kết mạng xã hội vào CV để nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người của bạn là một cách làm được khá nhiều sinh viên lựa chọn cho CV của mình.
Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn là mang lại những lợi ích cho bạn. Nhất là khi mạng xã hội bạn sử dụng để chèn liên kết trong CV là các mạng xã hội không thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp của bạn như Facebook, Twitter, Instagram…
Thay vì chèn liên kết các trang mạng xã hội trên, bạn có thể chèn liên kết tới website cá nhân của bạn (nếu đã có) hoặc tới Portfolio, LinkedIn… hay bất cứ đường liên kết của dự án mà bạn đã tham gia để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về quá trình làm việc của bạn.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên đáng tin cậy bằng cách thêm các thông tin tham chiếu vào CV, mặc dù phần này không yêu cầu bắt buộc phải có. Bạn nên điền thông tin của những người đã từng hợp tác làm việc với bạn, bao gồm cả cộng sự, quản lý… hoặc của thầy cô trực tiếp giảng dạy mình trong mục tham chiếu này.
Với các thông tin về sai lầm cần tránh trong cách viết CV xin việc cho sinh viên trên đây, chúc bạn xây dựng thành công một bản CV chuyên nghiệp cho bản thân và trúng tuyển vào vị trí làm việc mơ ước.
Hà Phương
Xem tiếp...
1. CV xin việc cho sinh viên cần những thông tin gì?
Một bản CV xin việc được ví như “bộ mặt” của bạn, đang “thay” bạn trò chuyện cùng nhà tuyển dụng trước khi hai bên có cơ hội gặp mặt trực tiếp tại buổi phỏng vấn. Do vậy, bạn chắc chắn cần xây dựng một bản CV tươm tất và thể hiện được phần nào tính cách, con người của bản thân.
Một mẫu CV tiếng Việt hay ngôn ngữ nào khác đều cần những thông tin sau:
- Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú và cách thức mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn (số điện thoại, email…)
- Quá trình học tập và bằng cấp chứng chỉ bạn đạt được: Bao gồm cả quá trình học chính quy và các khóa học bổ trợ phục vụ cho công việc sau này.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn sẽ trở thành ai trong công việc? Vị trí bạn mong muốn đạt được trong công việc là gì?
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn chỉ nên điền các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Điều này giúp bản CV có sự chuyên nghiệp, súc tích, tránh lan man và gây mất thời gian cho nhà tuyển dụng khi đọc CV
- Các thông tin bổ trợ: Bao gồm sở thích, hoạt động ngoại khóa, thành tích đạt được… của bạn.
2. Sai lầm cần tránh trong cách viết CV xin việc cho sinh viên
2.1. Nhiều phông chữ, trình bày lộn xộn
Cái nhìn đầu tiên rất quan trọng và là bước đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá CV của bạn. Nếu CV của bạn trình bày thiếu khoa học, lộn xộn giữa các mục và trình tự thời gian, đồng thời, mỗi mục thông tin lại sử dụng các phông chữ khác nhau, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá bạn chưa có kỹ năng viết CV và có thể loại ngay CV của bạn ngay tại thời điểm đó.
Để tránh sai lầm này, hãy trình bày CV xin việc cho sinh viên theo đề mục rõ ràng, bố cục chuẩn chỉnh theo diễn tiến thời gian từ thông tin căn bản đến thông tin chính rồi kết thúc là thông tin bổ sung. Phông chữ trong VC nên chọn phông Times New Roman, Arial… giúp người đọc dễ đọc và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
2.2. Tạo CV phù hợp với từng vị trí ứng tuyển
Mỗi vị trí ứng tuyển lại yêu cầu các thông tin khác nhau. Vì lý do này, bạn không nên chỉ dùng 1 CV duy nhất để ứng tuyển vào các vị trí làm việc khác nhau. Hãy điều chỉnh CV để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc muốn thử sức ở vị trí làm việc này.
2.3. Không đặt tên tệp đính kèm
Tệp đính kèm trong hồ sơ ứng tuyển có thể là ảnh thẻ, thư giới thiệu, đơn xin làm việc… Và các tệp đính kèm này cũng thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho CV xin việc. Nhưng rất nhiều ứng viên, đặc biệt là các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV mắc sai lầm không đặt tên tệp đính kèm trước khi gửi email cho nhà tuyển dụng.
Bạn nên đặt tên tệp đính kèm theo công thức ngắn gọn, dễ hiểu và thể hiện nội dung của tệp. Ví dụ: Đối với thư giới thiệu, bạn có thể đặt tên là: Thugioithieu_Nguyen Van A…
2.4. Chèn quá nhiều liên kết mạng xã hội
Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Chèn liên kết mạng xã hội vào CV để nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người của bạn là một cách làm được khá nhiều sinh viên lựa chọn cho CV của mình.
Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn là mang lại những lợi ích cho bạn. Nhất là khi mạng xã hội bạn sử dụng để chèn liên kết trong CV là các mạng xã hội không thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp của bạn như Facebook, Twitter, Instagram…
Thay vì chèn liên kết các trang mạng xã hội trên, bạn có thể chèn liên kết tới website cá nhân của bạn (nếu đã có) hoặc tới Portfolio, LinkedIn… hay bất cứ đường liên kết của dự án mà bạn đã tham gia để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về quá trình làm việc của bạn.
2.5. Bỏ sót thông tin tham chiếu
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên đáng tin cậy bằng cách thêm các thông tin tham chiếu vào CV, mặc dù phần này không yêu cầu bắt buộc phải có. Bạn nên điền thông tin của những người đã từng hợp tác làm việc với bạn, bao gồm cả cộng sự, quản lý… hoặc của thầy cô trực tiếp giảng dạy mình trong mục tham chiếu này.
Với các thông tin về sai lầm cần tránh trong cách viết CV xin việc cho sinh viên trên đây, chúc bạn xây dựng thành công một bản CV chuyên nghiệp cho bản thân và trúng tuyển vào vị trí làm việc mơ ước.
Hà Phương
Xem tiếp...