Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Dưới đây là một số lời khuyên giúp các cặp vợ chồng không cãi nhau về tiền bạc:
1. Trò chuyện cởi mở
Đừng sợ hãi các cuộc trao đổi về tiền. Cho dù hai bạn đã ở bên nhau vài tuần hay vài năm, hai phía có thể trò chuyện về tài chính để làm sâu sắc thêm mối quan hệ.
Theo nhà trị liệu Catherine Dukes, các cặp vợ chồng nên dành thời gian khi bên nhau để trò chuyện cởi mở về vấn đề tài chính, ví dụ thói quen chi tiêu từ khi nhỏ, quan điểm quản lý tài chính hiện tại.
Vợ chồng có thể hưởng lợi thông qua việc trò chuyện về điểm mạnh và điểm yếu của họ trong việc quản lý tiền bạc và mục tiêu của họ là gì để cải thiện bản thân. Sau đó, bạn mới có thể chuyển sang các chủ đề to tát hơn như lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.
2. Trung thực với đối tác
Theo chuyên gia Carleton, bạn không nên che giấu bí mật tài chính với đối tác, dù nhỏ đến đâu. Ông nói: "Thành thật với nhau về tiền bạc có thể giúp các cặp vợ chồng tránh cãi vã vì điều đó giúp họ hiểu mục tiêu, thái độ và thói quen tài chính của nhau".
Khi cả hai minh bạch và cởi mở về tài chính, họ có thể tạo ngân sách phù hợp nhất cho hai bên, đồng thỏa hiệp hoặc thực hiện các thay đổi để giảm xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra trong gia đình.
3. Thống nhất quan điểm
Nghiên cứu của Fidelity cho thấy 48% các cặp vợ chồng không đồng thuận về tuổi nghỉ hưu; 52% có quan điểm trái chiều về tiền tiết kiệm. Điều này khiến việc lập sẵn các kế hoạch và có tiền tiết kiệm sẽ giúp họ duy trì cuộc sống, đảm bảo cho tương lai là cấp thiết.
4. Xem xét lại ngân sách gia đình
Việc cần làm là dành thời gian để quan sát tổng thể về tài chính, ít nhất mỗi năm một lần, bao gồm báo cáo tài khoản thẻ tín dụng, tiết kiệm, đầu tư và hưu trí cuối năm để hoạch định chi tiêu phù hợp.
Megan Ford, chuyên gia tài chính có trụ sở tại Athens, Georgia khuyên nên cặp đôi nên phác thảo các khoản chi phí chung, mỗi đối tác cần đóng góp bao nhiêu các khoản chi phí đó. "Việc chia 50/50 không phải lúc nào cũng dễ dàng nếu thu nhập không đồng đều hoặc một trong hai không làm việc. Đó là lý do bỏ tiền mặt vào các quỹ khẩn cấp là cấp thiết", Megan nói.
5. Có sự rà soát hàng tháng
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh không phải là chuyện một sớm một chiều. Các nhà trị liệu khuyên bạn nên có sự rà soát tài chính hàng tháng cùng bạn đời của mình.
Theo chuyên gia Steve Carleton, các cặp vợ chồng nên cùng xem xét tình trạng tài chính hiện tại, thảo luận về bất kỳ khoản mua sắm hoặc đầu tư lớn nào đã hoặc sắp được thực hiện, các hóa đơn cần thanh toán và lên kế hoạch trước cho các chi phí trong thời gian tới. Hai vợ chồng cũng nên xem lại ngân sách để đảm bảo rằng họ đang chi tiêu trong giới hạn và cập nhật các mục tiêu phù hợp với tình hình hiện tại.
Nhiều chuyên gia tài chính khuyên các cặp vợ chồng nên trao đổi về cách xử lý tài chính cá nhân, nhằm hiểu rõ những tư duy về tiền bạc của đối phương từ đó giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Cả hai cần tận dụng tối đa khoản thu nhập kết hợp. Dù chọn hợp nhất tài khoản hay không, bạn cũng cần xây dựng khoản tiết kiệm chung để dự phòng cũng như trang trải sinh hoạt phí cần thiết.
Xem tiếp...
1. Trò chuyện cởi mở
Đừng sợ hãi các cuộc trao đổi về tiền. Cho dù hai bạn đã ở bên nhau vài tuần hay vài năm, hai phía có thể trò chuyện về tài chính để làm sâu sắc thêm mối quan hệ.
Theo nhà trị liệu Catherine Dukes, các cặp vợ chồng nên dành thời gian khi bên nhau để trò chuyện cởi mở về vấn đề tài chính, ví dụ thói quen chi tiêu từ khi nhỏ, quan điểm quản lý tài chính hiện tại.
Vợ chồng có thể hưởng lợi thông qua việc trò chuyện về điểm mạnh và điểm yếu của họ trong việc quản lý tiền bạc và mục tiêu của họ là gì để cải thiện bản thân. Sau đó, bạn mới có thể chuyển sang các chủ đề to tát hơn như lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.
Để vợ chồng không cãi nhau về chuyện tiền bạc hãy chia sẻ cởi mở và trung thực với nhau. (Ảnh minh họa)
2. Trung thực với đối tác
Theo chuyên gia Carleton, bạn không nên che giấu bí mật tài chính với đối tác, dù nhỏ đến đâu. Ông nói: "Thành thật với nhau về tiền bạc có thể giúp các cặp vợ chồng tránh cãi vã vì điều đó giúp họ hiểu mục tiêu, thái độ và thói quen tài chính của nhau".
Khi cả hai minh bạch và cởi mở về tài chính, họ có thể tạo ngân sách phù hợp nhất cho hai bên, đồng thỏa hiệp hoặc thực hiện các thay đổi để giảm xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra trong gia đình.
3. Thống nhất quan điểm
Nghiên cứu của Fidelity cho thấy 48% các cặp vợ chồng không đồng thuận về tuổi nghỉ hưu; 52% có quan điểm trái chiều về tiền tiết kiệm. Điều này khiến việc lập sẵn các kế hoạch và có tiền tiết kiệm sẽ giúp họ duy trì cuộc sống, đảm bảo cho tương lai là cấp thiết.
4. Xem xét lại ngân sách gia đình
Việc cần làm là dành thời gian để quan sát tổng thể về tài chính, ít nhất mỗi năm một lần, bao gồm báo cáo tài khoản thẻ tín dụng, tiết kiệm, đầu tư và hưu trí cuối năm để hoạch định chi tiêu phù hợp.
Megan Ford, chuyên gia tài chính có trụ sở tại Athens, Georgia khuyên nên cặp đôi nên phác thảo các khoản chi phí chung, mỗi đối tác cần đóng góp bao nhiêu các khoản chi phí đó. "Việc chia 50/50 không phải lúc nào cũng dễ dàng nếu thu nhập không đồng đều hoặc một trong hai không làm việc. Đó là lý do bỏ tiền mặt vào các quỹ khẩn cấp là cấp thiết", Megan nói.
5. Có sự rà soát hàng tháng
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh không phải là chuyện một sớm một chiều. Các nhà trị liệu khuyên bạn nên có sự rà soát tài chính hàng tháng cùng bạn đời của mình.
Theo chuyên gia Steve Carleton, các cặp vợ chồng nên cùng xem xét tình trạng tài chính hiện tại, thảo luận về bất kỳ khoản mua sắm hoặc đầu tư lớn nào đã hoặc sắp được thực hiện, các hóa đơn cần thanh toán và lên kế hoạch trước cho các chi phí trong thời gian tới. Hai vợ chồng cũng nên xem lại ngân sách để đảm bảo rằng họ đang chi tiêu trong giới hạn và cập nhật các mục tiêu phù hợp với tình hình hiện tại.
Nhiều chuyên gia tài chính khuyên các cặp vợ chồng nên trao đổi về cách xử lý tài chính cá nhân, nhằm hiểu rõ những tư duy về tiền bạc của đối phương từ đó giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Cả hai cần tận dụng tối đa khoản thu nhập kết hợp. Dù chọn hợp nhất tài khoản hay không, bạn cũng cần xây dựng khoản tiết kiệm chung để dự phòng cũng như trang trải sinh hoạt phí cần thiết.
Xem tiếp...