Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Huế đang vào mùa đẹp nhất năm khi trời không lạnh, chưa nắng nóng, đã hết mùa mưa, phù hợp để tham quan các điểm đến nội, ngoại thành.
Lịch trình 48 giờ ở Huế được thực hiện trong dịp Tết Giáp Thìn, qua trải nghiệm của chị Hà Trần (Hà Nội) cùng nhóm bạn, tư vấn của Đức Hoàng, hướng dẫn viên du lịch và các thành viên một diễn đàn du lịch ở Huế.
Theo chị Hà, Huế thật sự là nơi phù hợp cho chuyến đi đầu năm bởi đây là vùng đất của các vị vua - vùng đất Rồng và phù hợp cho những người yêu ẩm thực.
Ngày 1
Buổi sáng
Ăn sáng tại quán bún bò Huế Mỹ Tâm trên đường Trần Cao Vân.
"Quán mở xuyên Tết nên rất tiện cho khách du lịch. Phục vụ chu đáo và nhanh", chị Hà nói. Hướng dẫn viên cho hay đây cũng là quán bún thường được nhiều nghệ sĩ ghé qua mỗi lần đến Huế. Một bát đầy đủ có giá 60.000 đồng. Vào ngày thường không phải dịp lễ Tết, du khách có thể ghé một số quán bún bò khác nổi tiếng ở Huế như: Bà Tuyết, Hẻm, O Phượng, Mệ Rơi.
Du khách tham quan điện Kiến Trung. Ảnh: Phước Tuấn
Hành trình tiếp theo trong buổi sáng là tham quan Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình. Tại đây, du khách được xem tái hiện phiên đổi gác thời xưa, được mặc cổ phục, chụp ảnh trong khung cảnh lịch sử, nghe thuyết minh về tổng quan kiến trúc các cung trong Đại Nội.
Đặc biệt, điện Kiến Trung là điểm nên ghé qua vì mới mở cửa sau hơn 4 năm trùng tu. Đây từng là nơi làm việc, sinh hoạt của vua Khải Định, Bảo Đại. Công trình là hợp thể phong cách Á - Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cung đình phong kiến Việt Nam. Điểm nhấn là nghệ thuật khảm hoa văn trang trí trên sành sứ. Hệ thống cửa được sơn rực rỡ với tông màu đỏ, vàng, đặc trưng cung đình.
"Đi xuyên qua các công trình là các nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thưởng lãm của vua, chỗ nào cũng đẹp và ấn tượng", chị Hà nói.
>> Xem thêm: Điện Kiến Trung sau 4 năm trùng tu
Một điểm tham quan đẹp cũng nên ghé là nhà vườn An Hiên, được xây dựng cuối thế kỷ 19, vốn là cơ dinh của Công chúa thứ 18 vua Dục Đức. Gần đây, một đơn vị tư nhân đã tiếp quản và khai thác du lịch. Những nét xưa ở đây đều giữ được đầy đủ.
Ăn trưa tại quán chay An Nhiên.
Theo chị Hà, An Nhiên như một khu vườn được bài trí theo phong cách Pháp nhưng lại có hơi hướng Phật giáo. "Món ăn chay được bày biện theo phong cách Âu, ngon miệng và không gian đẹp nên cứ muốn ngồi mãi", chị Hà nói. Các món ăn gồm có cơm chiên hạt sen, ngô, nấm, gỏi bưởi, cuốn chay thập cẩm.
Buổi chiều
Thăm khu quần thể lăng mộ vua Gia Long. Nơi đây như một công viên lớn, đi vào bằng xe đạp hoặc xe điện. Lối lên mộ vua trải dài nhiều bậc, khi bước mọi người đều phải chú ý bước chân, đây cũng là dụng ý của người xây mộ, muốn người vào viếng phải cúi đầu khi tới. "Hai ngôi mộ giống nhau nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy phần viền mái bên của vua nhỉnh hơn một chút", anh Hoàng cho hay.
Gần lăng vua Gia Long, du khách sẽ được tới một điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ, công viên nước hồ Thuỷ Tiên. Công trình bị bỏ hoang từ khi hoàn thành. Vì nhiều thông tin cho hay nơi này sắp bị phá nên ngày càng có nhiều người đến. Đây là nơi có biểu tượng rồng nổi tiếng, du khách có thể đi vào trong thân rồng để lên cao ngắm cảnh.
Quán nem lụi, bánh ướt Huyền Anh trên đường Kim Long là địa chỉ cho bữa tối nhẹ nhàng. Các món ăn gồm bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng, nem lụi với giá dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng một phần.
Buổi tối
Nếu lần đầu tiên đến Huế, du khách nên đi nghe Nhã nhạc cung đình trên thuyền rồng dọc sông Hương. Giá vé 100.000 đồng một người cho 30 phút. Du khách cũng sẽ được thả đèn hoa đăng cầu ước.
Cuối ngày, ghé thăm khu phố Tây, nằm tại khu vực các tuyến đường như Chu Văn An - Nguyễn Thái Học - Võ Thị Sáu. "Phố Tây Huế khiến người ta liên tưởng tới Tạ Hiện ở Hà Nội, hoặc Bùi Viện ở TP HCM, cũng sầm uất nhưng không quá ồn ào", chị Hà nói.
Buổi tối, du khách nên nghỉ tại các khách sạn dọc sông Hương, không đông đúc, cảnh đẹp và yên tĩnh. Giá phòng dọc sông Hương từ 700.000 đồng đến khoảng 4 triệu đồng, tùy loại khách sạn, resort và tùy vào sao.
Ngày 2
Buổi sáng và trưa
Ăn sáng và thưởng thức cà phê muối, thứ đồ uống nổi tiếng ở Huế khoảng hơn10 năm nay, hiện lan rộng khắp Việt Nam. Địa chỉ 142 Đặng Thái Thân, sát Đại Nội, được coi là nơi "khai sinh" của món đồ uống này. Hiện, hầu hết các tiệm cà phê ở Huế đều phục vụ cà phê muối.
Điểm đến tiếp theo cũng là nơi chị Hà cùng các thành viên trong đoàn thích nhất - làng cổ Phước Tích. Không gian xanh mát, êm đềm, với sự tích Miếu Đôi, nghề làm gốm tiến Vua, trải nghiệm làm gốm, làm bánh quai vạc và khung cảnh thanh bình làng quê.
"Hãy thuê xe đạp dạo quanh nơi đây, gặp những người địa phương và nghe họ kể về sự tích của làng", chị Hà gợi ý.
Chị Thu, chủ một căn nhà đẹp, rộng rãi và thoáng mát tại làng, là người đã chuẩn bị bữa trưa cơm nhà cho nhóm khách đến từ Hà Nội. Bữa ăn gồm cá kho, canh măng nấu chua cá thác lác, thịt luộc, rau muống luộc ngon, tươi và sạch. Đặc biệt, món đinh của bữa ăn là gỏi quả vả xúc bánh đa. Ngoài ra còn cả siro hibicus có ga tự nấu của gia chủ.
Buổi chiều
Một góc chùa Huyền Không. Ảnh: Hà Trần
Thăm chùa Huyền Không (Huyền Không Sơn Thượng), nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 12 km, trên đường từ làng cổ Phước Tích về lại thành phố. Chùa Huyền Không không nổi tiếng như Thiên Mụ, nhưng cũng là điểm đến thường xuyên của khách du lịch không thích sự xô bồ. Ngôi chùa nằm sâu trong thung lũng, giữa rừng thông và những triền đồi, nên luôn yên tĩnh.
Ăn tối tại quán Chạn trên đường Nguyễn Thái Học.
"Quán thuận tiện di chuyển vì nằm ngay khu trung tâm, bài trí đẹp, lại có đầy đủ các đồ ăn truyền thống", chị Hà nói. Các món như tôm chua thịt luộc, cá quả nướng, cơm hến, cháo hến được nhiều người lựa chọn. Đây là nơi mà hầu hết khách du lịch khi tới Huế đều ghé qua.
Lựa chọn thay thế
Khu làng nghề thủ công địa phương như cơ sở làm hoa giấy Thanh Tiên, xưởng tranh dân gian trên giấy dó ở làng Sình, làng hương Thủy Xuân là những điểm đến khác chị Hà gợi ý. "Vẻ đẹp phong cảnh và con người Huế không trầm buồn như mọi người nghĩ. Người dân nhiệt tình, ân cần, nhẹ nhàng và vui tươi", chị Hà cho biết.
Tâm Anh
Xem tiếp...
Lịch trình 48 giờ ở Huế được thực hiện trong dịp Tết Giáp Thìn, qua trải nghiệm của chị Hà Trần (Hà Nội) cùng nhóm bạn, tư vấn của Đức Hoàng, hướng dẫn viên du lịch và các thành viên một diễn đàn du lịch ở Huế.
Theo chị Hà, Huế thật sự là nơi phù hợp cho chuyến đi đầu năm bởi đây là vùng đất của các vị vua - vùng đất Rồng và phù hợp cho những người yêu ẩm thực.
Ngày 1
Buổi sáng
Ăn sáng tại quán bún bò Huế Mỹ Tâm trên đường Trần Cao Vân.
"Quán mở xuyên Tết nên rất tiện cho khách du lịch. Phục vụ chu đáo và nhanh", chị Hà nói. Hướng dẫn viên cho hay đây cũng là quán bún thường được nhiều nghệ sĩ ghé qua mỗi lần đến Huế. Một bát đầy đủ có giá 60.000 đồng. Vào ngày thường không phải dịp lễ Tết, du khách có thể ghé một số quán bún bò khác nổi tiếng ở Huế như: Bà Tuyết, Hẻm, O Phượng, Mệ Rơi.
Du khách tham quan điện Kiến Trung. Ảnh: Phước Tuấn
Hành trình tiếp theo trong buổi sáng là tham quan Đại Nội và Bảo tàng Cổ vật Cung đình. Tại đây, du khách được xem tái hiện phiên đổi gác thời xưa, được mặc cổ phục, chụp ảnh trong khung cảnh lịch sử, nghe thuyết minh về tổng quan kiến trúc các cung trong Đại Nội.
Đặc biệt, điện Kiến Trung là điểm nên ghé qua vì mới mở cửa sau hơn 4 năm trùng tu. Đây từng là nơi làm việc, sinh hoạt của vua Khải Định, Bảo Đại. Công trình là hợp thể phong cách Á - Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Italy, thêm kiến trúc cung đình phong kiến Việt Nam. Điểm nhấn là nghệ thuật khảm hoa văn trang trí trên sành sứ. Hệ thống cửa được sơn rực rỡ với tông màu đỏ, vàng, đặc trưng cung đình.
"Đi xuyên qua các công trình là các nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thưởng lãm của vua, chỗ nào cũng đẹp và ấn tượng", chị Hà nói.
>> Xem thêm: Điện Kiến Trung sau 4 năm trùng tu
Một điểm tham quan đẹp cũng nên ghé là nhà vườn An Hiên, được xây dựng cuối thế kỷ 19, vốn là cơ dinh của Công chúa thứ 18 vua Dục Đức. Gần đây, một đơn vị tư nhân đã tiếp quản và khai thác du lịch. Những nét xưa ở đây đều giữ được đầy đủ.
Ăn trưa tại quán chay An Nhiên.
Theo chị Hà, An Nhiên như một khu vườn được bài trí theo phong cách Pháp nhưng lại có hơi hướng Phật giáo. "Món ăn chay được bày biện theo phong cách Âu, ngon miệng và không gian đẹp nên cứ muốn ngồi mãi", chị Hà nói. Các món ăn gồm có cơm chiên hạt sen, ngô, nấm, gỏi bưởi, cuốn chay thập cẩm.
Buổi chiều
Thăm khu quần thể lăng mộ vua Gia Long. Nơi đây như một công viên lớn, đi vào bằng xe đạp hoặc xe điện. Lối lên mộ vua trải dài nhiều bậc, khi bước mọi người đều phải chú ý bước chân, đây cũng là dụng ý của người xây mộ, muốn người vào viếng phải cúi đầu khi tới. "Hai ngôi mộ giống nhau nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy phần viền mái bên của vua nhỉnh hơn một chút", anh Hoàng cho hay.
Gần lăng vua Gia Long, du khách sẽ được tới một điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ, công viên nước hồ Thuỷ Tiên. Công trình bị bỏ hoang từ khi hoàn thành. Vì nhiều thông tin cho hay nơi này sắp bị phá nên ngày càng có nhiều người đến. Đây là nơi có biểu tượng rồng nổi tiếng, du khách có thể đi vào trong thân rồng để lên cao ngắm cảnh.
Quán nem lụi, bánh ướt Huyền Anh trên đường Kim Long là địa chỉ cho bữa tối nhẹ nhàng. Các món ăn gồm bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng, nem lụi với giá dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng một phần.
Buổi tối
Nếu lần đầu tiên đến Huế, du khách nên đi nghe Nhã nhạc cung đình trên thuyền rồng dọc sông Hương. Giá vé 100.000 đồng một người cho 30 phút. Du khách cũng sẽ được thả đèn hoa đăng cầu ước.
Cuối ngày, ghé thăm khu phố Tây, nằm tại khu vực các tuyến đường như Chu Văn An - Nguyễn Thái Học - Võ Thị Sáu. "Phố Tây Huế khiến người ta liên tưởng tới Tạ Hiện ở Hà Nội, hoặc Bùi Viện ở TP HCM, cũng sầm uất nhưng không quá ồn ào", chị Hà nói.
Buổi tối, du khách nên nghỉ tại các khách sạn dọc sông Hương, không đông đúc, cảnh đẹp và yên tĩnh. Giá phòng dọc sông Hương từ 700.000 đồng đến khoảng 4 triệu đồng, tùy loại khách sạn, resort và tùy vào sao.
Ngày 2
Buổi sáng và trưa
Ăn sáng và thưởng thức cà phê muối, thứ đồ uống nổi tiếng ở Huế khoảng hơn10 năm nay, hiện lan rộng khắp Việt Nam. Địa chỉ 142 Đặng Thái Thân, sát Đại Nội, được coi là nơi "khai sinh" của món đồ uống này. Hiện, hầu hết các tiệm cà phê ở Huế đều phục vụ cà phê muối.
Điểm đến tiếp theo cũng là nơi chị Hà cùng các thành viên trong đoàn thích nhất - làng cổ Phước Tích. Không gian xanh mát, êm đềm, với sự tích Miếu Đôi, nghề làm gốm tiến Vua, trải nghiệm làm gốm, làm bánh quai vạc và khung cảnh thanh bình làng quê.
"Hãy thuê xe đạp dạo quanh nơi đây, gặp những người địa phương và nghe họ kể về sự tích của làng", chị Hà gợi ý.
Chị Thu, chủ một căn nhà đẹp, rộng rãi và thoáng mát tại làng, là người đã chuẩn bị bữa trưa cơm nhà cho nhóm khách đến từ Hà Nội. Bữa ăn gồm cá kho, canh măng nấu chua cá thác lác, thịt luộc, rau muống luộc ngon, tươi và sạch. Đặc biệt, món đinh của bữa ăn là gỏi quả vả xúc bánh đa. Ngoài ra còn cả siro hibicus có ga tự nấu của gia chủ.
Buổi chiều
Một góc chùa Huyền Không. Ảnh: Hà Trần
Thăm chùa Huyền Không (Huyền Không Sơn Thượng), nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 12 km, trên đường từ làng cổ Phước Tích về lại thành phố. Chùa Huyền Không không nổi tiếng như Thiên Mụ, nhưng cũng là điểm đến thường xuyên của khách du lịch không thích sự xô bồ. Ngôi chùa nằm sâu trong thung lũng, giữa rừng thông và những triền đồi, nên luôn yên tĩnh.
Ăn tối tại quán Chạn trên đường Nguyễn Thái Học.
"Quán thuận tiện di chuyển vì nằm ngay khu trung tâm, bài trí đẹp, lại có đầy đủ các đồ ăn truyền thống", chị Hà nói. Các món như tôm chua thịt luộc, cá quả nướng, cơm hến, cháo hến được nhiều người lựa chọn. Đây là nơi mà hầu hết khách du lịch khi tới Huế đều ghé qua.
Lựa chọn thay thế
Khu làng nghề thủ công địa phương như cơ sở làm hoa giấy Thanh Tiên, xưởng tranh dân gian trên giấy dó ở làng Sình, làng hương Thủy Xuân là những điểm đến khác chị Hà gợi ý. "Vẻ đẹp phong cảnh và con người Huế không trầm buồn như mọi người nghĩ. Người dân nhiệt tình, ân cần, nhẹ nhàng và vui tươi", chị Hà cho biết.
Tâm Anh
Xem tiếp...