Phương Nga
Tích Cực
Khi việc sinh tồn trong môi trường chung ngày càng trở nên thách thức, nhiều bạn trẻ đang dần thức tỉnh và bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc “ tiết kiệm tiền ”.
Tiền bạn đã vất vả kiếm như vậy, nếu chi tiêu không cẩn thận, chắc chắn mọi thứ sẽ đổ sông đổ biển và bạn nhanh chóng vô sản dù chưa đến kỳ lương tiếp theo. Và mọi chuyện sẽ tệ hơn nữa nếu bạn đã có gia đình hay mang gánh nặng kinh tế.
Người ta thường nói “Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền”. Vậy hãy cùng xem quan điểm tiêu tiền của những người “ăn bát vàng” có gì đặc biệt nhé!
1. Chỉ mua những thứ thực sự có giá trị
Chính quan điểm này khiến người giàu không dễ bị các chiêu trò tiếp thị hay giảm giá thao túng. Bởi ho cân đo đong đếm giá trị của một mặt hàng dựa trên giá trị thực tế nó mang đến cho họ và dùng nó để so với mức giá. Từ đó những thứ có giá dù rẻ cách mấy nhưng không mang lại giá trị họ cũng nhất quyết không mua.
Trước khi mua một thứ gì đó, chúng ta nên gác lại các yếu tố cao cấp như giá trị thương hiệu, hiệu ứng người nổi tiếng trên Internet, bao bì hạn chế và các yếu tố khác, đồng thời suy nghĩ xem giá của một mặt hàng có hợp lý hay không.
Bất cứ thứ gì bạn muốn mua, nếu giá vượt quá giá trị riêng của nó, bạn nên suy nghĩ kỹ về ý nghĩa tồn tại của nó. Ví dụ, chất lượng của nó tốt hơn nhiều so với mức giá trung bình, nó có dịch vụ hậu mãi rất chuyên nghiệp để bạn có thể yên tâm sử dụng, nó có lời chúc thương hiệu có thể dùng làm “danh thiếp xã hội” của bạn, ...
"Nâng cao chất lượng cuộc sống" và "chủ nghĩa tiêu dùng" là hai khái niệm khác nhau. Để thúc đẩy tiêu dùng, người buôn bán thường gắn "hàng đắt tiền" với "nâng cao chất lượng cuộc sống". Nhưng thường thì sau khi mua hàng bạn mới phát hiện ra mình đã bỏ ra tiền bạc vô ích, vì vậy chúng ta nên bắt đầu từ "bản chất của vật phẩm" và suy nghĩ kỹ trước khi “xuống tiền”.
2. Chỉ tiêu tiền vào những thứ mang lại lợi ích về dài
Có rất nhiều thứ chúng ta muốn mua nhưng lại có quá ít tiền, điều đó thử thách sự khôn ngoan của chúng ta khi đưa ra lựa chọn. Tiền nên được tiêu vào đâu? Khi chưa có nhiều tiền, điều quan trọng nhất cần chi tiêu là đầu tư vào những thứ mang lại lợi nhuận cao hơn cho bản thân, chẳng hạn như khóa học, đọc sách, thể dục, chăm sóc da,... và chúng ta có thể đưa ra lựa chọn chi tiết hơn trong từng lĩnh vực.
Lấy "chăm sóc da" làm ví dụ, những sản phẩm như sữa rửa mặt lưu lại trên da trong thời gian tương đối ngắn không cần phải đắt tiền. Chỉ cần độ PH phù hợp không gây khô da, không gây kích ứng, làm sạch tốt là được. Đừng tin vào những lời quảng cáo rằng sữa rửa mặt có thể làm trắng da, trị mụn, thâm, nám,...
Ngược lại, serum, kem dưỡng, kem chống nắng và các sản phẩm đặc trị khác lưu lại trên da lâu hơn, có khả năng mang lại hiệu quả hơn, bạn nên bỏ tiền ra mua loại tốt nhé.
Việc bỏ tiền đầu tư vào bản thân sẽ luôn mang lại cho bạn một khoản lợi nhuận chắc chắn, cơ thể, ngoại hình, sức khỏe, trí tuệ,… đều sẽ trở thành của cải vô hình của bạn trong tương lai. Ngược lại, chúng ta nên tiết kiệm những khoản tiêu dùng “thú vui nhất thời” như đồ uống, tiệc tùng thâu đêm, quần áo thời trang nhanh,... vì những khoản tiêu dùng này chắc chắn sẽ trì hoãn sự giàu có đến với bạn.
3. Hạn chế dùng thẻ tín dụng, trừ khi có mục đích rõ ràng
Ngày nay, hầu hết mọi nền tảng mua sắm đều khuyến khích bạn "tiêu trước", khẩu hiệu "mua trước, trả sau" nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại là một cái bẫy ăn cực cám dỗ, một khi đã rơi vào thì rất khó thoát ra!
Bất kể mục đích ban đầu của bạn là đầu tư vào bản thân hay cải thiện chất lượng cuộc sống, điều đó đều phải dựa trên “phạm vi khả năng của bạn cho phép”. Đừng trả giá cho sự phù phiếm và “trí tưởng tượng” của chính mình. Trong trí tưởng tượng của bạn, không phải là bạn không cần phải tiêu tiền để đạt được nó, mà ngay cả khi bạn tiêu tiền, bạn cũng có thể không đạt được nó.
Tiêu dùng trước là sự khởi đầu của một vòng luẩn quẩn, việc tiêu xài quá mức của cải trong tương lai để thỏa mãn những ham muốn vật chất nhất thời là không khôn ngoan, trái lại sẽ mang lại nhiều hậu quả khó lường. Bất kể khi nào, việc cải thiện khả năng kiếm tiền của bạn là điều quan trọng nhất. Nếu bạn không đủ khả năng mua những gì bạn muốn mua vào lúc này, bạn phải từ bỏ ý định đó càng sớm càng tốt và đừng kiêu ngạo.
4. Từ chối việc giải trí quá mức và xã giao vô bổ
Áp lực công việc cao nên việc bạn thích giải trí, hoạt động xã hội là điều dễ hiểu, nhưng việc giải trí, tụ tập bạn bè quá nhiều thực sự rất tốn kém, đồng thời còn tiêu tốn thời gian và sức lực.
Chúng ta nên giảm bớt các hình thức giải trí và các bữa tiệc tùng, hội họp bạn bè lại, dành thời gian suy ngẫm và cải thiện bản thân nhiều hơn. Điều này không chỉ thân thiện với túi tiền mà còn cho phép cơ thể và tâm trí bạn có thể thư giãn, trưởng thành hơn.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo GirlStyle)
Ảnh: Sưu tầm
Xem tiếp...