SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

4 phương pháp tầm soát ung thư tai mũi họng tại Bệnh viện Tâm Anh

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Ung thư tai mũi họng là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ về căn bệnh này và khá chủ quan trong việc thăm khám, khiến hiệu quả điều trị giảm nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Do đó, tầm soát ung thư tai mũi họng là điều cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

tầm soát ung thư tai mũi họng


Tầm soát ung thư tai mũi họng là gì?


Ung thư tai mũi họng là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng đầu cổ, có tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng. Ung thư tai mũi họng có thể bắt đầu: trong các xoang, trong hốc mũi, trong miệng hoặc lưỡi và nướu, thanh quản, hầu họng, ở các tuyến nước bọt, ở đáy hộp sọ…

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ung thư tai mũi họng. Uống nhiều rượu cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư miệng, họng và thanh quản cao hơn. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng có thể kể đến: người bị nhiễm papillomavirus (HPV), tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, bụi gỗ hoặc các chất độc hại, xạ trị vùng đầu và cổ, người cao tuổi, nam thường dễ mắc bệnh hơn so với nữ.

Tầm soát ung thư tai mũi họng là quy trình kết hợp giữa khám lâm sàng với các xét nghiệm tầm soát (như EBV-VCA IgA, định lượng SCC, định lượng Calcitonin, định lượng Anti-Tg, định lượng CEA) nhằm phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm và chưa gây ra các triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng. Chủ động đến bệnh viện để thăm khám, tầm soát và phát hiện sớm ung thư tai mũi họng sẽ giúp các bác sĩ có phương án can thiệp điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

khi nào cần tầm soát ung thư tai mũi họng
Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện tầm soát ung thư tai mũi họng theo định kỳ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

Khi nào cần tầm soát ung thư tai mũi họng?


Ung thư tai mũi họng nguy hiểm bởi những dấu hiệu ban đầu rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thường gặp. Phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã xuất hiện các triệu chứng điển hình như: nhức đầu, chảy máu mũi, khàn giọng, ho ra máu,… Khi đó, bệnh có thể đã tiến triển, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và hiệu quả cũng sẽ bị giảm. Do đó, việc tầm soát ung thư tai mũi họng càng sớm sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh có hiệu quả hơn.(1)

Đặc biệt, những người có nguy cơ mắc ung thư tai mũi họng cao như: người hút nhiều thuốc lá, người thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động, uống nhiều rượu bia, tiền sử gia đình có người mắc ung thư tai mũi họng, người cao tuổi, nam giới,… nên thực hiện tầm soát định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.

Bên cạnh đó, khi nhận thấy một số triệu chứng ban đầu, nghi ngờ ung thư tai mũi họng, cần đến bệnh viện để thăm khám sớm:

  • Vết loét ở lưỡi hoặc miệng không lành;
  • Có các mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi hoặc trong miệng;
  • Khàn giọng;
  • Đau đầu thường xuyên;
  • Khó nuốt;
  • Nhiễm trùng xoang thường xuyên, không đáp ứng với điều trị;
  • Đau họng kéo dài;
  • Đau tai dai dẳng;
  • Đau ở hàm trên;
  • Sưng mặt;
  • Nước bọt có máu hoặc chảy máu từ mũi, miệng.

Chi tiết các phương pháp tầm soát ung thư tai mũi họng

1. Khám tai mũi họng


Khi thực hiện tầm soát ung thư tai mũi họng, trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến đầu, cổ và tai mũi họng của bệnh nhân, bao gồm: nội soi kiểm tra các cấu trúc tai – mũi – họng – thanh quản, đo chức năng thính giác – tiền đình – thanh học, dùng tay sờ có hạch cổ bệnh lý không. Đồng thời, bác sĩ dựa vào các triệu chứng ban đầu của người bệnh để khoanh vùng khu vực tổn thương, nghi ngờ mắc ung thư, từ đó có những chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

2. Siêu âm Doppler u tuyến, hạch vùng cổ


Đây là một phương tiện hình ảnh học phổ biến, sử dụng các sóng siêu âm để khảo sát hình ảnh các cấu trúc bên trong cổ. Siêu âm vùng cổ được thực hiện bởi đầu dò của máy di chuyển trên vùng cổ thông qua một lớp gel chuyên dụng. Sóng âm được phát ra tại đầu dò siêu âm và đi vào các tổ chức bên trong. Khi gặp vật cản các sóng này được phản xạ lại và hiển thị rõ nét trên hình ảnh siêu âm. Vì vậy, siêu âm phản ánh tương đối chính xác các tổn thương hay những bất thường bên trong vùng cổ.

Siêu âm Doppler u tuyến, hạch vùng cổ được thực hiện để chẩn đoán khối bất thường vùng cổ; người bệnh sưng đau vùng cổ; theo dõi kích thước khối u, nang vùng cổ đã được chẩn đoán; hướng dẫn thực hiện chọc hút sinh thiết FNA các khối u vùng cổ; tầm soát các ung thư tai mũi họng có di căn hạch vùng cổ.

Đây là một biện pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn, dễ thực hiện, thời gian và chi phí hợp lý nên phù hợp với nhiều bệnh nhân khi thăm khám.

3. Nội soi tai mũi họng tầm soát (có tương phản quang phổ mạch máu)


Phương pháp nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ quan sát được vòm họng để tìm ra các bất thường. Hiện nay, nội soi tai mũi họng ống mềm phổ biến hơn so với ống cứng, bởi ống nội soi mềm dễ uốn cong, không gây đau, không làm bệnh nhân khó chịu.

Phương pháp này sử dụng ống nội soi có gắn camera và kính chuyên dụng để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong vùng tai-mũi-họng, quan sát rõ các tổn thương bất thường ở khu vực này.

nội soi tai mũi họng tầm soát
Nội soi mũi bằng ống mềm không gây đau, không làm bệnh nhân khó chịu

4. Các xét nghiệm tầm soát ung thư tai mũi họng

4.1 EBV-VCA IgA


EBV-VCA IgA (Epstein Barr virus Viral Capsid Antigen IgA): kháng thể IgA kháng với kháng nguyên vỏ Epstein Barr virus. Virus Epstein Barr EBV là loại virus thuộc họ Herpes, là loại virus phổ biến nhất trên thế giới, có liên quan đến những rối loạn lympho hoặc có thể một số bệnh ung thư như ung thư mũi họng, ung thư lympho Hodgkin, ung thư dạ dày, u lympho Burkitt… đối với những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.

Kháng thể chống EBV trong huyết thanh bao gồm: IgA-VCA, IgG-VCA, IgM-VCA, IgA-EA, IgA và IgG-EBNA1, IgA và IgG-Zta. Trong đó, IgA-VCA là kháng thể chống lại kháng nguyên vỏ của EBV có thể phát hiện sớm sau nhiễm EBV từ 2-4 tuần hoặc các trường hợp có tái hoạt hóa virus từ thể tiềm ẩn.

Thực hiện xét nghiệm EBV-VCA IgA giúp phát hiện kháng thể kháng EBV có trong máu hay không, nhằm chẩn đoán và sàng lọc sớm ung thư biểu mô vòm họng. Nếu kết quả nhận được là âm tính, nghĩa là không có sự xuất hiện của kháng thể hoặc kháng thể vẫn còn ở mức thấp nên chưa thể phát hiện được thông qua xét nghiệm. Hiệu giá kháng thể trong cơ thể người bệnh cũng có thể được xác định thông qua xét nghiệm này.

4.2 Định lượng SCC (squamous cell carcinoma antigen)


SCC hay còn được gọi là SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen) là một glycoprotein, có nhiều ở các mô vảy. Nồng độ SCC tăng lên khi có ung thư ở các tổ chức mô này.

Xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư SCC huyết tương được chỉ định để chẩn đoán, theo dõi sự tiến triển và đáp ứng đối với điều trị các ung thư tế bào vảy nguyên phát và tái phát, gồm:

  • Ung thư cổ tử cung;
  • Ung thư phổi;
  • Ung thư thực quản;
  • Ung thư vùng đầu, cổ;
  • Ung thư cơ quan sinh dục và tiết niệu;
  • Ung thư da.

Trong các ung thư vùng đầu và cổ, độ nhạy lâm sàng của SCC là 34-78%, trong đó, tỷ lệ tăng SCC trong ung thư ở xoang hàm là 49%, ở khoang miệng là 34%, ở lưỡi là 23%, ở thanh quản là 19% và ở họng là 11-33%. Trong ung thư thực quản, độ nhạy lâm sàng trung bình của sự tăng SCC là 30-39%, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: giai đoạn I là 0-27%, giai đoạn II là 20-40%, giai đoạn III là 39-61% và giai đoạn IV là 45-50%.

4.3 Định lượng Calcitonin


Calcitonin là một hormon nội tiết được tạo ra chủ yếu bởi tế bào cận nang C của tuyến giáp để cân bằng nồng độ calci huyết thanh. Chất này sau đó chuyển hóa tại gan hoặc thận. Calcitonin máu được xem như một dấu ấn ung thư, do đó xét nghiệm này không chỉ dùng để chẩn đoán sàng lọc mà còn giúp đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi tái phát ung thư tuyến giáp thể tủy. Ngoài ra, nồng độ calcitonin cũng có thể tăng trong các ung thư khác như: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tụy.

Xét nghiệm này hữu ích trong việc sàng lọc ung thư tuyến giáp cho các thành viên trong các gia đình có nguy cơ mắc ung thư giáp. Nếu nồng độ Calcitonin trong máu thấp trên bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ ung thư tuyến giáp, có thể nghĩ đến không phải ung thư tuyến giáp thể tủy.

Xét nghiệm calcitonin máu hữu ích giúp chẩn đoán và theo dõi sau mổ ung thư tuyến giáp thể tủy. Trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật, nồng độ calcitonin vẫn cao chứng tỏ việc phẫu thuật chưa loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây tăng nồng độ hCT. Nếu nồng độ sau phẫu thuật được hạ thấp sau đó lại tăng lên, chứng tỏ ung thư có thể đã tái phát.

Trong ung thư tuyến giáp thể tủy, nồng độ hCT tăng trong khi các nồng độ T3, FT4, TSH có thể bình thường.

xét nghiệm calcitonin máu
Xét nghiệm Calcitonin máu giúp sàng lọc ung thư tuyến giáp, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi tái phát ung thư tuyến giáp thể tủy

4.4 Định lượng Anti-Tg (Antibody – Thyroglobulin)


Thyroglobulin là phân tử glycoprotein được sản xuất và trữ tại tế bào nang giáp. Thyroglobulin khi gắn thêm phân tử iod vào sẽ hình thành nên hormone giáp T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine) và giải phóng vào máu. Khi cơ thể xuất hiện tình trạng tự miễn bằng cách sản xuất tự kháng thể chống lại Thyroglobulin, đó chính là kháng thể kháng Thyroglobulin (Anti-TG). Tuy nhiên, khoảng 10-20% dân số khỏe mạnh cũng được phát hiện có anti-TG.

Xét nghiệm Anti-Tg được thực hiện trong các trường hợp:

  • Nghi ngờ có bệnh lý tuyến giáp như Basedow, viêm giáp, ung thư tuyến giáp;
  • Bệnh nhân trước và sau điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa;
  • Bệnh nhân suy giáp. Xét nghiệm anti-TG được chỉ định cùng với định lượng Thyroglobulin và anti-TPO để xác định suy giáp có phải do tự kháng thể hay không;
  • Bệnh nhân có các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, tăng cân không rõ nguyên do, táo bón, khô da.

Xét nghiệm anti-TG thường được thực hiện cùng xét nghiệm TG (thyroglobulin) vì sự xuất hiện của anti-TG sẽ làm sai lệch kết quả định lượng TG. Do đó, 2 xét nghiệm được dùng kết hợp để bác sĩ có nhận định chính xác.

Thực hiện định lượng anti-TG ở bệnh nhân trước và sau mổ hoặc điều trị bằng iod phóng xạ để đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi tái phát, di căn của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Kết quả xét nghiệm anti-TG kết hợp xét nghiệm TG sẽ giúp đánh giá kết quả điều trị hay tái phát của ung thư.

4.5 Định lượng CEA (Carcinoembryonic Antigen)


Xét nghiệm CEA là xét nghiệm viết tắt từ Carcinoembryonic antigen, là protein được tìm thấy trong mô của bào thai phát triển trong tử cung; nồng độ trong máu của protein này biến mất hoặc giảm xuống rất thấp sau khi sinh.

Đây là một xét nghiệm để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và theo dõi tái phát sau điều trị. CEA cũng thể hiện quá mức trong các ung thư biểu mô khác như ung thư dạ dày, phổi,… Từ các tế bào ung thư biểu mô, CEA được bài tiết vào máu. CEA có thời gian bán hủy là khoảng 2-8 ngày.

CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát, di căn. Không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA, nên bệnh nhân có thể có bệnh ung thư nhưng mức độ CEA vẫn bình thường. Tùy vào chỉ số CEA có trong máu mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ thuyên giảm hay tái phát của bệnh ung thư. Người bệnh cần tiến hành xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chỉ số CEA trong máu, kịp thời xử trí nếu bệnh tái phát hoặc có chuyển biến xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chuẩn bị gì khi tầm soát ung thư tai mũi họng?


Trước khi đến bệnh viện để thực hiện tầm soát ung thư tai mũi họng, người bệnh nên lưu ý một số điều sau để việc thăm khám được tiến hành thuận lợi và có được kết quả chính xác:

  • Người bệnh nên nhịn ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đến thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, tránh bị nôn ói, trào ngược khi khám họng bằng phương pháp nội soi;
  • Không sử dụng những thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, các loại nước ép trái cây,… Tốt nhất chỉ nên uống nước lọc trước khi đi thăm khám;
  • Không hút thuốc lá trước khi đi khám;
  • Nên chọn trang phục thoải mái, thuận tiện cho việc di chuyển và thăm khám dễ dàng hơn;
  • Nên đi cùng người thân để có sự hỗ trợ khi cần thiết;
  • Tâm lý thoải mái khi đi khám;
  • Sau khi thăm khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh, các triệu chứng, bác sĩ sẽ có chỉ định hạng mục tầm soát ung thư tai mũi họng thích hợp cho từng trường hợp bệnh.
quy trình tầm soát ung thư tai mũi họng
Người bệnh nên mặc trang phục rộng rãi, tâm lý thoải mái khi đi khám

Lưu ý khi tầm soát ung thư tai mũi họng


Trong quá trình thực hiện tầm soát ung thư tai mũi họng, người bệnh nên liệt kê tất cả các triệu chứng bất thường trong thời gian gần đây. Đồng thời, thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Đối với phụ nữ, nếu đang mang thai, cần báo với bác sĩ.

Các kết quả tầm soát ung thư tai mũi họng vẫn có tỷ lệ âm tính, dương tính giả. Vì vậy, khi nhận kết quả xét nghiệm, người bệnh nên bình tĩnh lắng nghe tư vấn từ bác sĩ xem có thực hiện thêm các phương pháp chuyên sâu khác hay không.

Địa chỉ tầm soát ung thư tai mũi họng ở đâu tốt?


Hiện nay nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có thực hiện tầm soát ung thư tai mũi họng. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn bệnh viện có uy tín, có chuyên gia, bác sĩ giỏi cũng như trang thiết bị tiên tiến, giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đem lại hiệu quả cao.

Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những bệnh viện khám, điều trị và tầm soát ung thư tai mũi họng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao cho người bệnh. Đồng thời, trung tâm còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa trong việc chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị cá thể hóa, đem lại hiệu quả chữa trị cao cho người bệnh.

Để đặt lịch khám, tư vấn, tầm soát ung thư tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp tầm soát ung thư tai mũi họng ngày càng hiện đại, cho kết quả chẩn đoán chính xác, giúp phát hiện được bệnh sớm. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp tăng hiệu quả chữa trị, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống sau điều trị cho người bệnh.

Xem tiếp...
 
Top Bottom