Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Các phong cách giao tiếp của người tư vấn bán hàng chuyên nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo ra ấn tượng ban đầu mà còn quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nếu các bạn làm được điều này, thì sẽ trở thành một người tư vấn bán hàng vô cùng khác biệt và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Điều này sẽ tạo ra sự tin tưởng và tăng khả năng thành công trong kinh doanh của chúng ta.
Tầm quan trọng của phong cách giao tiếp của người tư vấn bán hàng chuyên nghiệp không thể phủ nhận, vì chúng đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và định hình ấn tượng về thương hiệu. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của các phong cách này:
Tự tin trao đổi với khách hàng. (Ảnh: Internet)
Đầu tiên, đó là phong cách của một bạn bè, một người thân mật gọi là xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Chúng ta tạo dựng sự thoải mái, cởi mở và gỡ bỏ những bức tường ngăn cách giữa hai người. Thì chúng ta cần phải thoải mái một chút, không cần phải gồng người lên, không cần phải nhấn nhá nhiều vì nghe nó nặng nề quá. Chúng ta sẽ cần phải ầm ừ cũng được, không cần phải quá nghiêm túc, nghiêm trang. Đôi khi không cần phải quá chỉnh chú trong ngôn ngữ cơ thể, có thể dễ dàng hơn thoải mái hơn.
Hãy thả lỏng người ra, khi chúng ta phải điều tiết lại, không cần phải nói quá nhanh, không cần phải nói quá lớn, nhẹ nhàng, từ từ thôi cũng được. Ngôn ngữ có thể là thả lỏng, lắc qua lắc lại, không vấn đề gì cả. Cười lên một chút xíu, đó là điều rất quan trọng.
(Ảnh: Internet)
Thứ hai, nếu anh chị muốn hiểu thêm về khách hàng, muốn thay đổi cách tư duy của mình, lúc này anh chị phải là người truyền cảm hứng. Khi chúng ta chuyển tốc độ nói nhanh hơn, sử dụng ngôn ngữ cơ thể mở ra hơn, đúng không ạ? Sử dụng năng lượng cao hơn, chúng ta đang truyền cảm hứng và năng lượng cho người nghe, đang thúc giục họ suy nghĩ về điều mà anh chị đang nói. Đây là phong cách của người truyền cảm hứng.
Vào lúc này, anh chị có thể tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực, nơi mọi người cảm thấy động viên và được động viên. Bằng cách sử dụng ngôn từ tích cực và lời khen ngợi, anh chị có thể kích thích sự sáng tạo và sự tự tin của khách hàng. Hãy để cho mỗi cuộc trò chuyện không chỉ là một cơ hội để truyền đạt thông điệp, mà còn là một cơ hội để giao tiếp sâu sắc và tạo ra tác động tích cực.
Còn khi anh chị muốn chia sẻ, muốn trao đổi với khách hàng về một kiến thức nào đó, ví dụ: Cách thức mà anh chị sẽ cần phải theo dõi, cần phải làm theo để thực hiện được cái hồ sơ vay vốn. thì đây chính là phong cách số ba, phong cách của một người đào tạo.
“Bây giờ bước một, các anh chị sẽ cần làm thế này được không ạ? Bước một, các anh chị phải điền vào đây. Bước hai, các anh chị sẽ điền vào đây. Bước ba, các anh chị sẽ cần phải có thông tin này”.
Có thể ví đây là phong cách của một người giảng viên ở trường đại học hoặc là người chia sẻ kiến thức, mong muốn là cho khách hàng nắm bắt được thông tin và hiểu rõ về nó. Trong giao tiếp này, chúng ta không chỉ truyền đạt thông tin một cách đơn thuần, mà còn tạo điều kiện để người nghe tham gia tích cực, đặt câu hỏi và tương tác, từ đó tạo ra một môi trường học tập và chia sẻ có tính tương tác cao. Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề được thảo luận.
Người dẫn dắt. (nguồn: Internet)
Thứ tư, khi anh chị muốn khách hàng hành động một cách quyết liệt, liệu có khả năng không ạ? Đặc biệt là anh chị nào có khách hàng cảm thấy chưa tự tin, nhưng cảm thấy anh chị có thể dẫn dắt, hướng dẫn được họ. Lấy ví dụ, có những khách hàng mới mua sản phẩm, mới mua nhà trên thị trường, họ cảm thấy không chắc chắn với quyết định của mình. Khi đó, chúng ta có thể chuyển sang phong cách của người huấn luyện viên.
Lúc này, ngôn ngữ cơ thể của anh chị phải quyết liệt, rõ ràng, và mạnh mẽ, giống như một người huấn luyện viên bóng đá. Khi đó, nó sẽ tạo ra sự tin tưởng, quyết tâm mạnh mẽ cho khách hàng. Lúc đó, khách hàng sẽ cảm thấy rằng: “Tôi có thể tin tưởng được một người tư vấn bán hàng này.”
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem tiếp...
Phong cách giao tiếp khi bán hàng quan trọng thế nào?
Tầm quan trọng của phong cách giao tiếp của người tư vấn bán hàng chuyên nghiệp không thể phủ nhận, vì chúng đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và định hình ấn tượng về thương hiệu. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của các phong cách này:
- Tạo Ấn Tượng Đầu Tiên.
- Xây Dựng Mối Quan Hệ.
- Tạo Sự Tín Nhiệm.
- Thúc Đẩy Doanh Số.
4 phong cách giao tiếp tư vấn chuyên nghiệp trong bán hàng
1. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Đầu tiên, đó là phong cách của một bạn bè, một người thân mật gọi là xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Chúng ta tạo dựng sự thoải mái, cởi mở và gỡ bỏ những bức tường ngăn cách giữa hai người. Thì chúng ta cần phải thoải mái một chút, không cần phải gồng người lên, không cần phải nhấn nhá nhiều vì nghe nó nặng nề quá. Chúng ta sẽ cần phải ầm ừ cũng được, không cần phải quá nghiêm túc, nghiêm trang. Đôi khi không cần phải quá chỉnh chú trong ngôn ngữ cơ thể, có thể dễ dàng hơn thoải mái hơn.
Hãy thả lỏng người ra, khi chúng ta phải điều tiết lại, không cần phải nói quá nhanh, không cần phải nói quá lớn, nhẹ nhàng, từ từ thôi cũng được. Ngôn ngữ có thể là thả lỏng, lắc qua lắc lại, không vấn đề gì cả. Cười lên một chút xíu, đó là điều rất quan trọng.
2. Truyền cảm hứng
Thứ hai, nếu anh chị muốn hiểu thêm về khách hàng, muốn thay đổi cách tư duy của mình, lúc này anh chị phải là người truyền cảm hứng. Khi chúng ta chuyển tốc độ nói nhanh hơn, sử dụng ngôn ngữ cơ thể mở ra hơn, đúng không ạ? Sử dụng năng lượng cao hơn, chúng ta đang truyền cảm hứng và năng lượng cho người nghe, đang thúc giục họ suy nghĩ về điều mà anh chị đang nói. Đây là phong cách của người truyền cảm hứng.
Vào lúc này, anh chị có thể tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực, nơi mọi người cảm thấy động viên và được động viên. Bằng cách sử dụng ngôn từ tích cực và lời khen ngợi, anh chị có thể kích thích sự sáng tạo và sự tự tin của khách hàng. Hãy để cho mỗi cuộc trò chuyện không chỉ là một cơ hội để truyền đạt thông điệp, mà còn là một cơ hội để giao tiếp sâu sắc và tạo ra tác động tích cực.
3. Phong thái của một người đào tạo
Còn khi anh chị muốn chia sẻ, muốn trao đổi với khách hàng về một kiến thức nào đó, ví dụ: Cách thức mà anh chị sẽ cần phải theo dõi, cần phải làm theo để thực hiện được cái hồ sơ vay vốn. thì đây chính là phong cách số ba, phong cách của một người đào tạo.
- Chúng ta nói chậm lại vừa phải thôi, giọng nói âm lượng vừa phải để cho người nghe có thể tiếp thu.
- Đặt câu hỏi để cho người nghe có thể tương tác và có thể nghỉ nhiều hơn.
- Rồi thì nhắc đi nhắc lại thông tin một chút xíu.
“Bây giờ bước một, các anh chị sẽ cần làm thế này được không ạ? Bước một, các anh chị phải điền vào đây. Bước hai, các anh chị sẽ điền vào đây. Bước ba, các anh chị sẽ cần phải có thông tin này”.
Có thể ví đây là phong cách của một người giảng viên ở trường đại học hoặc là người chia sẻ kiến thức, mong muốn là cho khách hàng nắm bắt được thông tin và hiểu rõ về nó. Trong giao tiếp này, chúng ta không chỉ truyền đạt thông tin một cách đơn thuần, mà còn tạo điều kiện để người nghe tham gia tích cực, đặt câu hỏi và tương tác, từ đó tạo ra một môi trường học tập và chia sẻ có tính tương tác cao. Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề được thảo luận.
4. Người dẫn dắt
Thứ tư, khi anh chị muốn khách hàng hành động một cách quyết liệt, liệu có khả năng không ạ? Đặc biệt là anh chị nào có khách hàng cảm thấy chưa tự tin, nhưng cảm thấy anh chị có thể dẫn dắt, hướng dẫn được họ. Lấy ví dụ, có những khách hàng mới mua sản phẩm, mới mua nhà trên thị trường, họ cảm thấy không chắc chắn với quyết định của mình. Khi đó, chúng ta có thể chuyển sang phong cách của người huấn luyện viên.
Lúc này, ngôn ngữ cơ thể của anh chị phải quyết liệt, rõ ràng, và mạnh mẽ, giống như một người huấn luyện viên bóng đá. Khi đó, nó sẽ tạo ra sự tin tưởng, quyết tâm mạnh mẽ cho khách hàng. Lúc đó, khách hàng sẽ cảm thấy rằng: “Tôi có thể tin tưởng được một người tư vấn bán hàng này.”
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- Kỹ thuật gọi điện thoại chăm sóc khách hàng trong kinh doanh để đạt hiệu quả cao
- 3 yếu tố giúp bán hàng hiệu quả trong môi trường cạnh tranh
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem tiếp...