SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

4 cấp độ tay chân miệng nguy hiểm phổ biến có thể bạn chưa biết

BS Bình Định

Fan Cứng
Tay chân miệng là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ gây biến chứng cao ở trẻ dưới 3 tuổi. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và xâm lấn, bệnh được chia làm 4 cấp độ tay chân miệng.

cấp độ tay chân miệng


Tay chân miệng là bệnh gì?​


Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở vùng miệng, lòng bàn tay, bàn chân đầu gối và mông. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. (1)

Bệnh gây ra bởi sự xâm nhập của virus thuộc chủng đường ruột, thường gặp là virus Coxsackie A16 và Enterovirus (EV71). Ngoài ra, tay chân miệng còn có thể được gây ra bởi các chủng virus nhóm A hoặc nhóm B, điển hình như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hay Coxsackie B1-B3, B5. Chính vì vậy, trẻ đã từng mắc bệnh này vẫn có khả năng tái nhiễm.

Miệng trẻ nổi nhiều mụn nước do bệnh tay chân miệng
Miệng trẻ nổi nhiều mụn nước do bệnh tay chân miệng.

Phần lớn các trường hợp bị tay chân miệng có liên quan đến EV71 sẽ có diễn biến nhanh chóng, nguy cơ gây biến chứng cao. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, đa số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng là do virus EV71, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75%-86% tổng số ca tử vong do tay chân miệng ở trẻ em).

Bệnh tay chân miệng lây truyền chính thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra bên ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc do tiếp xúc với dịch tiết từ các bọng nước, chất nôn của bệnh nhân. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh được virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng sống sót lâu ở môi trường bên ngoài. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt với nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Khi ở môi trường lạnh – 40 độ C, virus có thể sống được đến 3 tuần. Do đó, trẻ vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm này khi tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống hay các mặt phẳng, vật dụng có chứa virus gây bệnh.

4 cấp độ tay chân miệng phổ biến​


Việc nắm rõ các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của tay chân miệng theo từng cấp độ sẽ giúp bệnh được điều trị đúng cách và hiệu quả hơn.

1. Tay chân miệng cấp 1​


Tay chân miệng cấp độ 1 là phân độ nhẹ nhất, thường được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ.
  • Xuất hiện bọng nước trên da.

Ở giai đoạn này, các nốt bọng nước xuất hiện riêng lẻ, lộn xộn dễ gây nhầm lẫn với bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nhìn chung chúng vẫn sẽ xuất hiện nhiều ở các khu vực quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân và đầu gối. Các bọng nước này vẫn có thể tự vỡ ra hoặc vỡ do trẻ cào, gây tổn thương da, xước da.

2. Tay chân miệng cấp 2​


Trong tay chân miệng cấp độ 2, bệnh sẽ được chia làm 2 cấp độ khác: 2a và 2b. Khi bước qua giai đoạn này, trẻ nên được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

2.1. Tay chân miệng độ 2a​


Trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng độ 1 không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2a với các triệu chứng sau:

  • Sốt cao kéo dài trên 2 ngày.
  • Mệt mỏi.
  • Mất ngủ.
  • Quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Nôn ói.
  • Giật mình dưới 2 lần/30 phút (không xảy ra khi khám bệnh).

2.2. Tay chân miệng độ 2b​


Các triệu chứng của tay chân miệng cấp độ 2b được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1:

  • Sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Giật mình dưới 2 lần/30 phút, có xảy ra khi thăm khám bệnh.
  • Mệt mỏi, ngủ gà.
  • Mạch đập nhanh, trên 150 lần/phút (được đo khi trẻ nằm yên, không sốt).

Nhóm 2:

  • Run người, ngồi không vững.
  • Run chi, đi loạng choạng, liệt chi.
  • Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Liệt thần kinh sọ: khó nuốt, nuốt sặc, giọng nói thay đổi.
Tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ
Tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ.

3. Tay chân miệng cấp 3​


Tay chân miệng độ 3 là mức độ bệnh nghiêm trọng, cần được hỗ trợ điều trị tích cực tại bệnh viện để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và hạn chế tối đa các hệ lụy nặng nề do bệnh gây ra. Các biểu hiện của bệnh ở cấp độ 3 gồm:

  • Mạch đập nhanh, trên 170 lần/phút (đo khi trẻ nằm yên, không sốt). Ở một số trường hợp, mạch đập của trẻ có thể chậm hơn. Tuy nhiên, lúc này bệnh đã chuyển sang mức độ nặng.
  • Nhịp tim tăng, huyết áp tăng.
  • Đổ nhiều mồ hôi, có biểu hiện lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Thở bất thường: thở nhanh, có cơn ngừng thở nhẹ, khò khè, thở rít thanh quản, có biểu hiện rút lõm ngực khi thở.
  • Rối loạn tri giác.
  • Tăng trương lực cơ.

4. Tay chân miệng cấp 4​


Tay chân miệng cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ em với các biểu hiện thường gặp gồm:

  • Sốc.
  • Phù phổi cấp.
  • Cơ thể tím tái.
  • Ngưng thở, thở dốc, thở yếu.
  • Giảm nhịp tim.

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng​


Mặc dù bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng được kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tay chân miệng:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất. Sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở vùng miệng khiến trẻ cảm thấy đau khi nuốt, vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Hơn nữa, việc chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, đảm bảo trẻ ăn đủ no và được bổ sung đủ chất.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để cân bằng điện giải, bù lại lượng nước bị mất đi khi trẻ sốt, nôn ói.
  • Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không được cho trẻ dùng thuốc hoặc tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh vùng da bị bội nhiễm và các tổn thương sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh chúng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Tách riêng các đồ dùng cá nhân, quần áo, ly, cốc… của trẻ mắc bệnh với những thành viên khác trong nhà. Vệ sinh, sát khuẩn những món đồ này cẩn thận, sát khuẩn đúng cách và phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác. Nếu có, phải có biện pháp hạn chế tiếp xúc phù hợp và phải sát khuẩn sau đó.
  • Sau khi chăm sóc trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần rửa tay với xà phòng cẩn thận.
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ và báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường, bệnh trở nặng.
Bệnh tay chân miệng có thể được chữa khỏi
Bệnh tay chân miệng có thể được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà.

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn và có thể nhận biết sớm các cấp độ tay chân miệng, từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Nếu trong quá trình chăm sóc tại nhà, trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức.

Xem tiếp...
 
Top Bottom