SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

4 cách đối phó với căng thẳng

Căng thẳng gây ra rất nhiều vấn đề khác nhau, từ thiếu ngủ cho đến thói quen ăn uống bất thường và trong đó có cả các vấn đề với tĩnh mạch.


Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association), 75% người trưởng thành cho biết họ thường xuyên phải trải qua căng thẳng. Và trong 75% đó, không ít người phải chịu căng thẳng mức độ cao.

Căng thẳng gây ra rất nhiều vấn đề khác nhau, từ thiếu ngủ cho đến thói quen ăn uống bất thường và trong đó có cả các vấn đề với tĩnh mạch. Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tĩnh mạch theo nhiều cách, ví dụ như làm tăng cân và dẫn đến tuần hoàn máu kém. Hơn nữa, căng thẳng còn gây cản trở quá trình điều trị bệnh tĩnh mạch. Thông thường, chúng ta có xu hướng ít vận động hơn khi phải chịu căng thẳng và việc ngồi nhiều sẽ dễ khiến cho tĩnh mạch trở nên suy yếu.

Hiểu thêm về mối liên hệ giữa căng thẳng và chứng suy giãn tĩnh mạch tại đây.

Tóm lại, căng thẳng đứng đầu trong danh sách những vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống vì có tác động tiêu cực đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, kể cả những bộ phận nhỏ nhất như mạch máu.

Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với căng thẳng và ngăn ngừa những vấn đề về tĩnh mạch.

4 cách đơn giản để giảm căng thẳng hiệu quả​

1. Tránh tác nhân gây căng thẳng​


Cách số một để giảm căng thẳng là tạm thời tránh tác nhân gây ra vấn đề. Đó có thể là áp lực trong công việc hay một mối quan hệ nào đó trong cuộc sống. Dù nguyên nhân khiến bản thân cảm thấy căng thẳng là gì thì cũng hãy thử dừng lại và để mọi thứ lắng dịu đi một chút rồi tiếp tục. Đi dạo, ngồi thiền trong vài phút hay nghe nhạc đều là những cách hiệu quả để thoát khỏi căng thẳng và làm dịu tâm trạng. Rất có thể trong thời gian nghỉ ngơi này bạn sẽ tìm ra được giải pháp cho vấn đề.

2. Ngồi thiền​


Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thiền định có thể giúp giảm lo âu và căng thẳng.

Không cần phải thay đổi hoàn toàn thói quen và cuộc sống của mình. Cũng không cần phải tiêu tốn nhiều tiền bạc hay thời gian. Trên thực tế, tất cả những gì chúng ta cần là 10 phút ngồi tĩnh lặng mỗi ngày, nhắm mắt lại và không nghĩ ngợi bất kỳ điều gì hết. Sau đó, bạn sẽ thấy mức độ căng thẳng được cải thiện đáng kể.

Có thể cách này sẽ không giúp chấm dứt căng thẳng ngay lập tức nhưng theo thời gian, thiền sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn cả về thể chất lẫn tĩnh thần. Dần dần, khi đã quen thì việc ngồi thiền 10 phút hay thậm chí lâu hơn thế sẽ không còn là điều gì khó khăn nữa. Càng dành nhiều thời gian tách ra khỏi thế giới bên ngoài mỗi ngày thì những lợi ích có được sẽ càng lớn.

3. Tăng cường vận động​


Đứng dậy và vận động là một trong những cách tốt nhất để đánh bại căng thẳng. Đó có thể là 1 tiếng tập luyện tại phòng gym hay chỉ 20 – 30 phút đi bộ mỗi ngày.

Tập thể dục kích thích cơ thể giải phóng endorphin – một loại hormone tạo cảm giác phấn chấn và giúp đầu óc đối phó với căng thẳng tốt hơn. Mặc dù vận động không làm tan biến căng thẳng ngay lập tức nhưng chắc chắn sẽ giúp não bộ có khả năng tư duy sáng suốt hơn để có thể đối phó với tình trạng căng thẳng.

Hãy tạo cho mình thói quen tập luyện ít nhất 20 phút mỗi ngày và lâu hơn thì càng tốt. Nhưng cũng đừng tập luyện quá sức vì điều này ngược lại sẽ gây hại cho cơ thể.

4. Chia sẻ với người khác​


Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những vấn đề gây căng thẳng nghiêm trọng đến mức không thể tự mình giải quyết được. Vào những lúc này thì đừng ngại tìm đến sự giúp đỡ của người khác.

Bằng cách chia sẻ những điều mà bản thân trăn trở, lo lắng với người thân, bạn bè, bạn sẽ trút bỏ được phần nào và từ đó cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi và sẽ xảy ra với tất cả chúng ta vào một thời điểm nào đó trong đời. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng căng thẳng mà mỗi người gặp phải là khác nhau nhưng bất kể mức độ ra sao thì cũng hoàn toàn có thể đối phó được và lấy lại sự cân bằng nếu biết cách.

Xem tiếp...
 
Top Bottom