SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
187K

2 cách tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà an toàn cha mẹ nên biết

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Nắm rõ cách tự nong bao quy đầu cho bé sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro, biến chứng khi nong quy đầu. Các biến chứng này không chỉ là vấn đề sức khỏe, tâm lý mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của trẻ.

Cách tự nong bao quy đầu cho bé


Nong bao quy đầu ở trẻ em là gì?​


Nong bao quy đầu ở trẻ em là phương pháp giúp bao quy đầu rộng ra, có thể tụt xuống để lộ quy đầu một cách dễ dàng. Phương pháp này thường được chỉ định ở trẻ bị hẹp bao quy đầu mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, nhằm giúp cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu, ngăn ngừa viêm nhiễm và các biến chứng do hẹp bao quy đầu gây ra.

Có nên tự nong bao quy đầu cho bé không?​


Có nên tự nong bao quy đầu cho bé không? Việc lựa chọn phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên kết quả thăm khám, mức độ và nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trẻ có thể được chỉ định điều trị bằng cách tự nong bao quy đầu tại nhà, nong bao quy đầu tại bệnh viện hay phẫu thuật cắt bao quy đầu tùy trường hợp. Do vậy, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu, bố mẹ không được tự ý nong bao quy đầu cho trẻ, phải đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách tự nong bao quy đầu cho bé ngay tại nhà​


Khi có chỉ định tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ thực hiện đúng cách. Hiện có hai cách tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà, bố mẹ có thể tham khảo:

1. Nong bằng tay​


Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ với nước sạch (mẹ có thể dùng nước ấm để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ nong bao quy đầu hơn).
  • Thoa vaseline, dầu dưỡng hoặc thuốc bôi trơn lên vùng bao quy đầu – quy đầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kéo da quy đầu về phía trước.
  • Kéo ngược da quy đầu về phía sau, giữ yên trong vài phút rồi đưa bao quy đầu về vị trí cũ.
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, trong 1 – 2 tháng.

Lưu ý: Các thao tác nong/kéo bao quy đầu cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, không nóng vội khiến trẻ đau và gặp biến chứng. Mức kéo bao quy đầu vô trong sẽ được tăng dần theo thời gian.

Ngâm người trẻ trong nước ấm để dễ dàng nong bao quy đầu hơn
Ngâm người trẻ trong nước ấm để dễ dàng nong bao quy đầu hơn.

2. Nong bằng thuốc​


Cách thực hiện nong bao quy đầu cho bé với thuốc tương tự với nong bao quy đầu bằng tay. Tuy nhiên, thay vì dùng vaseline, dầu dưỡng hay thuốc bôi trơn để dễ dàng thao tác, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số thuốc corticosteroid chuyên dụng, thường gặp là Betamethasone 0.05%. Khi sử dụng, thuốc sẽ hỗ trợ làm căng và mỏng bao quy đầu, từ đó giúp bao quy đầu dễ dàng nong rộng ra. Bao quy đầu sẽ dày lại bình thường khi ngừng dùng thuốc.

Mấy tuổi có thể nong bao quy đầu phù hợp cho trẻ​


Bao quy đầu là phần bao da bên ngoài dương vật, có vai trò bảo vệ và che chắn đầu dương vật thường không thể tụt xuống khi trẻ còn quá nhỏ. Ở trẻ lớn hơn, bao quy đầu có thể dễ dàng tụt xuống để vệ sinh, loại bỏ các cặn bẩn, vi khuẩn tích tụ.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã lên 5 tuổi, thậm chí đã 10 tuổi, bao quy đầu vẫn chưa thể tụt xuống được, trẻ có thể đang bị hẹp bao quy đầu. Kích thước lỗ bao quy đầu quá nhỏ khiến bao quy đầu không thể tụt xuống để vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ đi tiểu, nước tiểu có thể bị đọng lại tạo hiện tượng phồng lên ở phần cuối của dương vật, khiến trẻ cảm thấy đau tức, khó chịu, tăng nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu. (1)

Nong bao quy đầu là một trong những phương pháp được dùng trong điều trị hẹp bao quy đầu và tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Một số trẻ, bao quy đầu có thể tự tụt xuống mà không cần điều trị nhưng một số khác lại không. Do đó, bố mẹ không nên quá nóng vội tự nong bao quy đầu quá sớm cho trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên quan sát các biểu hiện, đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi trẻ có dấu hiệu, nghi ngờ bị hẹp bao quy đầu.

bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
Nếu trẻ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu hoặc nghi ngờ hẹp bao quy đầu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Nong bao quy đầu cho bé có đau không?​


Nong bao quy đầu là một phương pháp điều trị bảo tồn, không gây tổn thương, đặc biệt là tổn thương tâm lý cho trẻ khi thực hiện đúng cách. Trẻ có thể cảm thấy đau nhẹ, thường là khi mới bắt đầu thực hiện nong bao quy đầu. Tuy nhiên, điều này không gây ám ảnh tâm lý và trẻ cũng sẽ nhanh chóng làm quen với điều đó.

Để tránh làm đau trẻ cũng như giúp việc nong bao quy đầu dễ dàng hơn, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc có tác dụng bôi trơn, hỗ trợ làm giãn bao quy đầu. Ngoài ra, thời gian mới bắt đầu tự nong bao quy đầu tại nhà, bố mẹ có thể cho trẻ ngâm mình trong nước ấm để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thực hiện các thao tác nong bao quy đầu.

Nguy cơ tự nong bao quy đầu cho bé​


Mặc dù phương pháp tự nong bao quy đầu cho bé được sử dụng khá rộng rãi bởi tính đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và không xâm lấn. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố nguy cơ bắt nguồn từ việc nóng vội, nong bao quy đầu sai cách, khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này có thể là chảy máu dương vật, rách bao quy đầu, sẹo bao quy đầu, thắt nghẹt bao quy đầu, đứt dây thắng dương vật, hẹp bao quy đầu bệnh lý, gây đau đớn và tổn thương tâm lý nghiêm trọng,… Vậy nên, khi tự nong bao quy đầu cho bé, bố mẹ cần thật sự cẩn thận, tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám bao quy đầu cho trẻ ngay.

Cách vệ sinh sau khi nong bao quy đầu cho bé​


Quá trình tự nong bao quy đầu tại nhà có thể kéo dài khoảng 1 – 2 tháng để có thể thấy được kết quả. Do vậy, việc chăm sóc, vệ sinh bao quy đầu trong khoảng thời gian này cũng rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý cũng như viêm nhiễm bao quy đầu. Cách vệ sinh sau khi nong bao quy đầu và chăm sóc trẻ trong khoảng thời gian nong bao quy đầu tại nhà:

  • Duy trì vùng kín khô thoáng, sạch sẽ.
  • Không tự ý dùng cách sản phẩm, hóa chất vệ sinh vùng kín khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng tăm bông, khăn tắm chà mạnh vào đầu dương vật.
  • Không dùng vòi xịt xịt thẳng vào đầu dương vật.
  • Hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh vùng kín đúng cách.
  • Dùng khăn mềm sạch hoặc khăn giấy lau khô vùng kín nhẹ nhàng.
  • Thay đồ lót cho trẻ định kỳ.

Lưu ý cho mẹ khi tự nong bao quy đầu cho trẻ​


Tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà, bố mẹ nên lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Khi nong bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ nên đảm bảo các yếu tố vệ sinh: rửa tay với xà phòng khử khuẩn, rửa sạch vùng kín của trẻ.
  • Các thao tác nong bao quy đầu cho trẻ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau khi nong, mẹ dùng khăn mềm, sạch lau khô vùng kín của trẻ và cho trẻ mặc quần áo thoải mái.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay khi có các dấu hiệu bất thường như: sưng đỏ, đau đớn, có dịch hôi ở vùng bao quy đầu,…

Khi nào cần lột bao quy đầu cho trẻ em ở bệnh viện?​


Nếu bao quy đầu của trẻ quá khít và trẻ không có các triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng ở bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định nong bao quy đầu tại bệnh viện. Quá trình thực hiện thường chỉ kéo dài trong khoảng 3 – 5 phút. Trẻ được gây tê khi thực hiện.

Sau khi nong, vùng bao da quy đầu có thể rướm máu, trẻ cảm thấy đau nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau đó. Bác sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ tại nhà, chỉ định uống thuốc giảm đau, kháng viêm với liều lượng phù hợp.

Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ?​


Phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ là một thủ thuật xâm lấn, được chỉ định khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác (dùng thuốc, nong bao quy đầu). Trẻ hẹp bao quy đầu nghiêm trọng hay có các triệu chứng viêm nhiễm nặng cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Khi thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu, trẻ sẽ được gây mê toàn thân kèm gây tê tại chỗ. Trẻ có thể xuất viện ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật, khi sức khỏe của trẻ đã ổn định. Trẻ có thể vận động bình thường nhưng nên tránh vận động mạnh và các hoạt động ảnh hưởng khu vực phẫu thuật. Trẻ nên được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chăm sóc vết mổ và tái khám cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Địa chỉ nong bao quy đầu cho bé an toàn​


Nong bao quy đầu cho trẻ ở đâu an toàn, uy tín? Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những cơ sở thăm khám, điều trị bệnh cho trẻ em được nhiều bố mẹ tin tưởng và lựa chọn. Được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh giúp “xóa tan nỗi ám ảnh” của trẻ mỗi khi đến thăm khám tại bệnh viện, đồng thời cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện, hiệu quả và tối ưu nhất:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong cả Nội Nhi và Ngoại Nhi.
  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc chuyên dụng cho thăm khám Nhi khoa.
  • Có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho trẻ.
  • Luôn cập nhật các kỹ thuật thăm khám, điều trị mới nhất, hạn chế xâm lấn và kháng sinh.
  • Nhân viên chăm sóc, phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Dịch vụ thăm khám, điều trị bệnh đa dạng.

Tính đến nay, phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh đã điều trị thành công nhiều ca bệnh ở trẻ, như:

  • Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
  • Dư ngón, dính ngón, ngón tay cò súng (ngón tay bật), nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em.
  • Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao.
  • Dính thắng lưỡi, dính thắng môi trên (hãm môi trên bám thấp), các u nhú – kén nhầy khoang miệng…
  • Bệnh ngoại nhi tổng quát: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, bệnh lý lồng ngực (lõm ngực, thoát vị hoành bẩm sinh…)
  • Bướu máu, bướu mạch bạch huyết kén mô mềm, các u vùng đầu mặt cổ kích thước nhỏ, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em.
  • Tư vấn trước – sau sinh và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã nắm rõ cách tự nong bao quy đầu cho bé tại nhà. Mặc dù phương pháp này được đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả nhưng bố mẹ cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kiên nhẫn khi thực hiện.

Xem tiếp...
 
Top Bottom