Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), đến nay đơn vị cung ứng giống bò theo hợp đồng đã cấp bù 19 con bò giống cho các hộ dân tại địa bàn huyện này.
Đây là những hộ dân tham gia đăng ký thoát nghèo năm 2022 và được hỗ trợ bò giống thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình 1719), nhưng vật nuôi bị chết do mắc bệnh lở mồm long móng.
Bò giống Chương trình 1719 được cấp cho hộ đăng ký thoát nghèo tại A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).
Trước đó, vào cuối tháng 11/2023, huyện A Lưới triển khai cấp 140 con bò giống cho 70 hộ gia đình tại 11 xã, đăng ký thoát nghèo năm 2022 thuộc Chương trình 1719.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới là đơn vị được giao làm chủ đầu tư, còn Công ty TNHH Thương mại Bình An (Gia Lai) là đơn vị cung ứng giống bò, với tổng vốn hơn 1,7 tỷ đồng.
Bò sau khi nhập về A Lưới đã được nuôi cách ly, theo dõi đúng thời gian quy định trước khi cấp về cho các hộ dân thuộc diện thụ hưởng để chăn nuôi.
Tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn nhận nuôi, có tổng cộng 38/140 con bò giống bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, trong đó có 19 con bị chết.
Ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới cho biết, do dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra trong thời điểm còn bảo hành nên việc cấp đổi lại bò cho người dân cũng như kinh phí mua thuốc điều trị cho số bò bị nhiễm bệnh do doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm.
Cũng theo ông Phú, đến nay, cơ quan thú y chưa xác định được nguyên nhân, mầm bệnh khiến đàn bò dự án cấp cho người dân bị nhiễm bệnh hàng loạt.
Được biết, đợt dịch lở mồm long móng trên đàn bò giống Chương trình 1719 được người dân xã Trung Sơn phát hiện từ ngày 2/12/2023, sau đó tiếp tục ghi nhận tại địa bàn các xã Lâm Đớt, Hồng Vân, Hồng Thủy, Hồng Bắc, A Roàng, Hồng Thượng (A Lưới).
Sau khi xảy ra sự việc, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình 1719) đã phối hợp với UBND huyện A Lưới, các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát đàn bò bị bệnh, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, giám sát, theo dõi, tiêm phòng cho đàn bò.
Xem tiếp...
Đây là những hộ dân tham gia đăng ký thoát nghèo năm 2022 và được hỗ trợ bò giống thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình 1719), nhưng vật nuôi bị chết do mắc bệnh lở mồm long móng.
Bò giống Chương trình 1719 được cấp cho hộ đăng ký thoát nghèo tại A Lưới (Ảnh: Vi Thảo).
Trước đó, vào cuối tháng 11/2023, huyện A Lưới triển khai cấp 140 con bò giống cho 70 hộ gia đình tại 11 xã, đăng ký thoát nghèo năm 2022 thuộc Chương trình 1719.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới là đơn vị được giao làm chủ đầu tư, còn Công ty TNHH Thương mại Bình An (Gia Lai) là đơn vị cung ứng giống bò, với tổng vốn hơn 1,7 tỷ đồng.
Bò sau khi nhập về A Lưới đã được nuôi cách ly, theo dõi đúng thời gian quy định trước khi cấp về cho các hộ dân thuộc diện thụ hưởng để chăn nuôi.
Tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn nhận nuôi, có tổng cộng 38/140 con bò giống bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, trong đó có 19 con bị chết.
Ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới cho biết, do dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra trong thời điểm còn bảo hành nên việc cấp đổi lại bò cho người dân cũng như kinh phí mua thuốc điều trị cho số bò bị nhiễm bệnh do doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm.
Cũng theo ông Phú, đến nay, cơ quan thú y chưa xác định được nguyên nhân, mầm bệnh khiến đàn bò dự án cấp cho người dân bị nhiễm bệnh hàng loạt.
Được biết, đợt dịch lở mồm long móng trên đàn bò giống Chương trình 1719 được người dân xã Trung Sơn phát hiện từ ngày 2/12/2023, sau đó tiếp tục ghi nhận tại địa bàn các xã Lâm Đớt, Hồng Vân, Hồng Thủy, Hồng Bắc, A Roàng, Hồng Thượng (A Lưới).
Sau khi xảy ra sự việc, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình 1719) đã phối hợp với UBND huyện A Lưới, các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát đàn bò bị bệnh, tổ chức khoanh vùng, dập dịch, giám sát, theo dõi, tiêm phòng cho đàn bò.
Xem tiếp...