Phương Nga
Tích Cực
Mồ hôi vốn không có mùi nhưng vi khuẩn trên da, nội tiết tố, các hợp chất trong một số loại thực phẩm và các yếu tố khác – mà hầu hết đều vô hại - có thể khiến mồ hôi có mùi chua. Đôi khi, mùi chua của mồ hôi có thể là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
Đổ mồ hôi là một trong những cơ chế tự làm mát của cơ thể.
Mồ hôi được tạo ra từ các tuyến mồ hôi. Cơ thể con người có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến apocrine và tuyến eccrine:
Mồ hôi gồm chủ yếu là nước nhưng ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ muối, đường, urê và amoniac.
Sự thay đổi về thành phần mồ hôi có thể khiến mùi mồ hôi thay đổi.
Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua và những biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng mồ hôi có mùi khó chịu.
Những gì mà chúng ta ăn không chỉ được phản ánh qua hơi thở mà còn bộc lộ qua mùi cơ thể.
Cách cơ thể phân hủy giấm, hành, tỏi, cà ri, thìa là và các loại gia vị khác có thể tạo ra các hợp chất có mùi đặc biệt. Các hợp chất này đi vào mồ hôi và làm thay đổi mùi cơ thể.
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ, cũng có thể làm thay đổi mùi mồ hôi. Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai cũng có thể gây ra điều tương tự. Nói chung, những thực phẩm chứa nhiều loại hợp chất dễ bay hơi có thể làm thay đổi mùi mồ hôi.
Khi bị căng thẳng, các tuyến mồ hôi apocrine được kích hoạt và tạo ra mùi cơ thể bất thường. Do vậy, mồ hôi có mùi chua có thể là một dấu hiệu cho thấy một người đang bị căng thẳng, áp lực.
Sự thay đổi nồng độ hormone vào tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể gây ra những thay đổi về mùi mồ hôi.
Nhiễm trùng da do vi khuẩn Corynebacteria có thể khiến mồ hôi có mùi chua hoặc các khó chịu khác.
Loại nhiễm trùng da này thường xảy ra ở bàn chân, bẹn và nách.
Trichomycosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở các nang lông vùng dưới cánh tay. Trichomycosis không lây lan và không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, bệnh trichomycosis có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến mùi mồ hôi. Đây là một trong những loại nhiễm trùng da làm thay đổi mùi mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể ra quá nhiều mồ hôi và ra mồ hôi cả vào những lúc thời tiết mát mẻ và không vận động mạnh.
Tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra do các tình trạng và bệnh lý như mãn kinh hay bệnh tuyến giáp nhưng cũng có thể không rõ nguyên nhân. Lượng mồ hôi tiết ra nhiều bất thường có thể khiến cho cơ thể có mùi chua. Tăng tiết mồ hôi là một chứng rối loạn có thể điều trị được bằng các biện pháp như dùng thuốc, tiêm Botox hay phẫu thuật.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng glucose trong máu sẽ không được vận chuyển vào các tế bào một cách hiệu quả để sản sinh năng lượng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hay tăng đường huyết.
Lúc này, thay vì glucose, cơ thể lại đốt cháy mỡ để lấy năng lượng. Quá trình đốt cháy mỡ giải phóng ra các chất chuyển hóa, chẳng hạn như axeton vào mồ hôi và hơi thở. Axeton tạo cảm giác ngọt trong miệng và hơi thở có mùi trái cây, ngoài ra còn có thể khiến mồ hôi có mùi chua.
Những thay đổi về mùi mồ hôi và nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc một số bệnh lý khác, chẳng hạn như xơ nang và một số loại ung thư.
Hội chứng mùi cá (trimethylaminuria) là một chứng rối loạn hiếm gặp xảy ra do cơ thể không thể phân hủy trimethylamine - chất hóa học được tạo ra trong ruột do quá trình vi khuẩn phân hủy một số loại thực phẩm.
Kết quả là trimethylamine tích tụ trong cơ thể và được giải phóng ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu và dịch âm đạo, tạo ra mùi chua hoặc tanh nồng.
Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều hoặc mùi mồ hôi bất thường cần được điều trị y tế nhưng cũng có nhiều cách mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để giảm thiểu mùi khó chịu trên cơ thể.
Cách đơn giản nhất để giải quyết mùi chua trên cơ thể là tắm rửa sạch sẽ.
Tắm hàng ngày (hoặc nhiều lần trong ngày nếu cần thiết) bằng xà phòng diệt khuẩn có thể giúp giảm lượng vi khuẩn phân hủy mồ hôi trên da.
Nhiều người nghĩ rằng chất khử mùi và chất chống mồ hôi là một nhưng thực chất, đó là hai sản phẩm khác nhau:
Bạn có thể sẽ phải dùng thử nhiều sản phẩm khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Mồ hôi và mùi khó chịu có thể bám trên quần áo rất lâu sau khi ngừng ra mồ hôi.
Nếu có thể, hãy thay quần áo ngay sau khi ra nhiều mồ hôi. Điều này còn giúp ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm và vi khuẩn trên da, nhờ đó ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Mùi cơ thể gây ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày.
Mặc dù có nhiều biện pháp đơn giản để khắc phục mùi mồ hôi khó chịu nhưng đôi khi, tình trạng này là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra và cần đến các phương pháp điều trị y tế.
Nếu đã vệ sinh thân thể cẩn thận hàng ngày mà mùi cơ thể vẫn không cải thiện hoặc ngày càng nặng thêm thì nên đi khám.
Đặc biệt, phải đến bệnh viện khám ngay nếu có các biểu hiện dưới đây vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng:
Mồ hôi có mùi chua có thể là do nhiều tình trạng, bệnh lý gây ra và một số bệnh lý trong đó có thể điều trị được. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau.
Nếu nguyên nhân gây ra sự thay đổi về mùi mồ hôi là do nhiễm trùng do vi khuẩn thì có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và khôi phục lại các chất hóa học trong cơ thể về bình thường.
Những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có thể sẽ phải dùng chất chống mồ hôi kê đơn nếu như các sản phẩm không kê đơn không hiệu quả.
Botulinum toxin A (Botox) chặn các tín hiệu thần kinh truyền đến tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm sự tiết mồ hôi và hạn chế mùi cơ thể. Phương pháp tiêm Botox thường được thực hiện ở vùng nách nhưng cũng có thể thực hiện ở những khu vực khác trên cơ thể như lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Nhiệt phân vi sóng là một phương pháp điều trị tương đối cho chứng tăng tiết mồ hôi ở vùng dưới cánh tay. Phương pháp này phá hủy tuyến mồ hôi bằng các chùm năng lượng vi sóng.
Các tuyến mồ hôi ở nách chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tuyến mồ hôi của cơ thể nên việc phá hủy những tuyến mồ hôi này sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể.
Đôi khi, những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng mồ hôi có mùi chua.
Nếu nhận thấy một số loại thực phẩm khiến mồ hôi có mùi chua thì hãy hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm đó khỏi chế độ ăn.
Càng uống nhiều nước, mồ hôi sẽ càng loãng. Điều này giúp giảm nồng độ những chất khiến mồ hôi có mùi khó chịu.
Nên mặc đồ bằng chất liệu tự nhiên, chẳng hạn như cotton để da được thoáng khí và giữ mát cơ thể. Đối với quần áo tập thể dục, nên chọn những loại có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nên hãy cố gắng hạn chế căng thẳng và thư giãn bằng các biện pháp như thiền, yoga và hít thở sâu.
Kiểm soát căng thẳng sẽ giúp giảm mồ hôi.
Khứu giác của mỗi người là khác nhau, có nghĩa là cảm nhận của mỗi người về mùi, bao gồm cả mùi mồ hôi là không giống nhau. Có thể bạn thấy rằng mồ hôi của mình có mùi chua nhưng chưa chắc người khác cũng có cảm nhận như vậy. Nghiên cứu cho thấy rằng điều này là do những khác biệt về biến thể di truyền ở mỗi người.
Có nhiều nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua, chẳng hạn như chế độ ăn uống, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, nhiễm vi khuẩn hay một số tình trạng bệnh lý. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách đơn giản như tắm rửa thường xuyên và dùng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi. Tuy nhiên, nếu đã thử hết các biện pháp tự khắc phục tại nhà mà không hiệu quả thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Đôi khi, mùi mồ hôi bất thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Xem thêm phương pháp điều trị hôi nách hiệu quả
Xem tiếp...
Mồ hôi được tạo ra ở đâu và gồm những gì?
Đổ mồ hôi là một trong những cơ chế tự làm mát của cơ thể.
Mồ hôi được tạo ra từ các tuyến mồ hôi. Cơ thể con người có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến apocrine và tuyến eccrine:
- Tuyến mồ hôi apocrine: Loại tuyến mồ hôi này tập trung chủ yếu ở những vùng có nhiều nang lông, chẳng hạn như nách và bẹn. Tuyến apocrine tiết ra chất dịch đặc.
- Tuyến mồ hôi eccrine: Những tuyến mồ hôi này nằm rải rác ở phần còn lại của cơ thể và tiết ra chất lỏng loãng, trong như nước mà chúng ta vẫn thường thấy khi thời tiết nắng nóng hay khi chơi thể thao.
Mồ hôi gồm chủ yếu là nước nhưng ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ muối, đường, urê và amoniac.
Sự thay đổi về thành phần mồ hôi có thể khiến mùi mồ hôi thay đổi.
Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua và những biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng mồ hôi có mùi khó chịu.
Các nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua
Gia vị
Những gì mà chúng ta ăn không chỉ được phản ánh qua hơi thở mà còn bộc lộ qua mùi cơ thể.
Cách cơ thể phân hủy giấm, hành, tỏi, cà ri, thìa là và các loại gia vị khác có thể tạo ra các hợp chất có mùi đặc biệt. Các hợp chất này đi vào mồ hôi và làm thay đổi mùi cơ thể.
Thịt và sữa
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ, cũng có thể làm thay đổi mùi mồ hôi. Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai cũng có thể gây ra điều tương tự. Nói chung, những thực phẩm chứa nhiều loại hợp chất dễ bay hơi có thể làm thay đổi mùi mồ hôi.
Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, các tuyến mồ hôi apocrine được kích hoạt và tạo ra mùi cơ thể bất thường. Do vậy, mồ hôi có mùi chua có thể là một dấu hiệu cho thấy một người đang bị căng thẳng, áp lực.
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nồng độ hormone vào tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể gây ra những thay đổi về mùi mồ hôi.
Vi khuẩn Corynebacteria
Nhiễm trùng da do vi khuẩn Corynebacteria có thể khiến mồ hôi có mùi chua hoặc các khó chịu khác.
Loại nhiễm trùng da này thường xảy ra ở bàn chân, bẹn và nách.
Nhiễm khuẩn lông nách trichomycosis
Trichomycosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra ở các nang lông vùng dưới cánh tay. Trichomycosis không lây lan và không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, bệnh trichomycosis có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến mùi mồ hôi. Đây là một trong những loại nhiễm trùng da làm thay đổi mùi mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể ra quá nhiều mồ hôi và ra mồ hôi cả vào những lúc thời tiết mát mẻ và không vận động mạnh.
Tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra do các tình trạng và bệnh lý như mãn kinh hay bệnh tuyến giáp nhưng cũng có thể không rõ nguyên nhân. Lượng mồ hôi tiết ra nhiều bất thường có thể khiến cho cơ thể có mùi chua. Tăng tiết mồ hôi là một chứng rối loạn có thể điều trị được bằng các biện pháp như dùng thuốc, tiêm Botox hay phẫu thuật.
Bệnh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng glucose trong máu sẽ không được vận chuyển vào các tế bào một cách hiệu quả để sản sinh năng lượng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hay tăng đường huyết.
Lúc này, thay vì glucose, cơ thể lại đốt cháy mỡ để lấy năng lượng. Quá trình đốt cháy mỡ giải phóng ra các chất chuyển hóa, chẳng hạn như axeton vào mồ hôi và hơi thở. Axeton tạo cảm giác ngọt trong miệng và hơi thở có mùi trái cây, ngoài ra còn có thể khiến mồ hôi có mùi chua.
Bệnh thận
Những thay đổi về mùi mồ hôi và nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc một số bệnh lý khác, chẳng hạn như xơ nang và một số loại ung thư.
Hội chứng mùi cá
Hội chứng mùi cá (trimethylaminuria) là một chứng rối loạn hiếm gặp xảy ra do cơ thể không thể phân hủy trimethylamine - chất hóa học được tạo ra trong ruột do quá trình vi khuẩn phân hủy một số loại thực phẩm.
Kết quả là trimethylamine tích tụ trong cơ thể và được giải phóng ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu và dịch âm đạo, tạo ra mùi chua hoặc tanh nồng.
Cách khắc phục mồ hôi có mùi chua tại nhà
Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều hoặc mùi mồ hôi bất thường cần được điều trị y tế nhưng cũng có nhiều cách mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để giảm thiểu mùi khó chịu trên cơ thể.
Tắm rửa thường xuyên
Cách đơn giản nhất để giải quyết mùi chua trên cơ thể là tắm rửa sạch sẽ.
Tắm hàng ngày (hoặc nhiều lần trong ngày nếu cần thiết) bằng xà phòng diệt khuẩn có thể giúp giảm lượng vi khuẩn phân hủy mồ hôi trên da.
Sử dụng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi
Nhiều người nghĩ rằng chất khử mùi và chất chống mồ hôi là một nhưng thực chất, đó là hai sản phẩm khác nhau:
- Chất khử mùi ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trên da hoặc chỉ đơn giản là chứa hương liệu để át đi mùi hôi trên cơ thể.
- Chất chống mồ hôi bít lỗ chân lông để ngăn mồ hôi từ các tuyến mồ hôi chảy ra ngoài.
Bạn có thể sẽ phải dùng thử nhiều sản phẩm khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Thay quần áo thường xuyên
Mồ hôi và mùi khó chịu có thể bám trên quần áo rất lâu sau khi ngừng ra mồ hôi.
Nếu có thể, hãy thay quần áo ngay sau khi ra nhiều mồ hôi. Điều này còn giúp ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm và vi khuẩn trên da, nhờ đó ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Khi nào cần đi khám?
Mùi cơ thể gây ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày.
Mặc dù có nhiều biện pháp đơn giản để khắc phục mùi mồ hôi khó chịu nhưng đôi khi, tình trạng này là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra và cần đến các phương pháp điều trị y tế.
Nếu đã vệ sinh thân thể cẩn thận hàng ngày mà mùi cơ thể vẫn không cải thiện hoặc ngày càng nặng thêm thì nên đi khám.
Đặc biệt, phải đến bệnh viện khám ngay nếu có các biểu hiện dưới đây vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng:
- Thay đổi mùi nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về thận
- Da có mủ, nổi mụn nước hoặc những thay đổi bất thường khác, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da
- Giảm hoặc tăng cân đột ngột. Thay đổi cân nặng đột ngột có thể là do nhiều bệnh lý khác nhau, từ bệnh tiểu đường cho đến ung thư
Các phương pháp điều trị y tế
Mồ hôi có mùi chua có thể là do nhiều tình trạng, bệnh lý gây ra và một số bệnh lý trong đó có thể điều trị được. Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau.
Thuốc kháng sinh
Nếu nguyên nhân gây ra sự thay đổi về mùi mồ hôi là do nhiễm trùng do vi khuẩn thì có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và khôi phục lại các chất hóa học trong cơ thể về bình thường.
Chất chống mồ hôi kê đơn
Những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có thể sẽ phải dùng chất chống mồ hôi kê đơn nếu như các sản phẩm không kê đơn không hiệu quả.
Tiêm Botox
Botulinum toxin A (Botox) chặn các tín hiệu thần kinh truyền đến tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm sự tiết mồ hôi và hạn chế mùi cơ thể. Phương pháp tiêm Botox thường được thực hiện ở vùng nách nhưng cũng có thể thực hiện ở những khu vực khác trên cơ thể như lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Nhiệt phân vi sóng
Nhiệt phân vi sóng là một phương pháp điều trị tương đối cho chứng tăng tiết mồ hôi ở vùng dưới cánh tay. Phương pháp này phá hủy tuyến mồ hôi bằng các chùm năng lượng vi sóng.
Các tuyến mồ hôi ở nách chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tuyến mồ hôi của cơ thể nên việc phá hủy những tuyến mồ hôi này sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể.
Cách ngăn mùi cơ thể
Đôi khi, những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng mồ hôi có mùi chua.
Thay đổi chế độ ăn uống
Nếu nhận thấy một số loại thực phẩm khiến mồ hôi có mùi chua thì hãy hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm đó khỏi chế độ ăn.
Uống nhiều nước
Càng uống nhiều nước, mồ hôi sẽ càng loãng. Điều này giúp giảm nồng độ những chất khiến mồ hôi có mùi khó chịu.
Chọn quần áo phù hợp
Nên mặc đồ bằng chất liệu tự nhiên, chẳng hạn như cotton để da được thoáng khí và giữ mát cơ thể. Đối với quần áo tập thể dục, nên chọn những loại có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Thư giãn
Vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nên hãy cố gắng hạn chế căng thẳng và thư giãn bằng các biện pháp như thiền, yoga và hít thở sâu.
Kiểm soát căng thẳng sẽ giúp giảm mồ hôi.
Cảm nhận của mỗi người về mùi mồ hôi có giống nhau không?
Khứu giác của mỗi người là khác nhau, có nghĩa là cảm nhận của mỗi người về mùi, bao gồm cả mùi mồ hôi là không giống nhau. Có thể bạn thấy rằng mồ hôi của mình có mùi chua nhưng chưa chắc người khác cũng có cảm nhận như vậy. Nghiên cứu cho thấy rằng điều này là do những khác biệt về biến thể di truyền ở mỗi người.
Tóm tắt bài viết
Có nhiều nguyên nhân khiến mồ hôi có mùi chua, chẳng hạn như chế độ ăn uống, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, nhiễm vi khuẩn hay một số tình trạng bệnh lý. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách đơn giản như tắm rửa thường xuyên và dùng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi. Tuy nhiên, nếu đã thử hết các biện pháp tự khắc phục tại nhà mà không hiệu quả thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Đôi khi, mùi mồ hôi bất thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Xem thêm phương pháp điều trị hôi nách hiệu quả
Xem tiếp...