Lê Hoài Thương
Tích Cực
Số là trong một lần đón con từ nhà trẻ về đến ngã tư thì gặp đèn đỏ. Anh thấy chỉ còn mấy giây nữa là đến đèn xanh mà trên đường lại vắng vẻ nên rồ ga chạy qua giao lộ. Thằng bé ngồi trên xe giãy nãy lên không chịu vì “tại sao ba lại vượt đèn đỏ? Cô giáo dạy con làm như vậy là xấu lắm, ba quay lại chạy cho đúng!”. Năn nỉ thế nào thằng bé cũng phụng phịu không chịu, buộc lòng anh phải quay xe… chạy lại cho đúng.
Câu chuyện đó đáng để mọi người suy ngẫm và xem xét lại việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như văn hóa giao thông của mình. Mỗi người trong chúng ta, trước khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới, ai cũng phải học để được cấp bằng lái theo quy định. Thế nhưng, ngoài tấm bằng có ý nghĩa về mặt pháp lý đó, yếu tố quan trọng là ý thức chấp hành luật pháp của mọi người để đảm bảo an toàn giao thông. Ý thức giao thông là việc tuân thủ các quy định luật Giao thông đường bộ khi chạy xe; ứng xử lịch sự và văn hóa như: không lấn, vượt trên đường hẹp, không cản trở luồng giao thông, không nhờ hoặc xin khi bị lực lượng xử phạt...
Một trong những quy tắc giao thông được quy định trong luật Giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định, đi bên phải theo chiều đi của mình, không phóng nhanh vượt ẩu, không chạy xe lạng lách, đánh võng; không nên điều khiển xe khi đã uống rượu, bia...
Hiện nay, trên các tuyến đường, số lượng học sinh tham gia giao thông rất đông nhưng một bộ phận ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn.
Mỗi người lớn, mỗi bậc phụ huynh phải là tấm gương cho con em mình. Không được để những hành vi vi phạm pháp luật, như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi lái xe... của người lớn, khiến trẻ "ngơ ngác" khi hành động đó khác với những gì thầy cô dạy ở trường dạy cho trẻ.
Gần đây, khi quy định trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện đông đảo phụ huynh đã chấp hành nghiêm chỉnh, nhưng còn không ít người vẫn thờ ơ, thường vin vào nhiều lý do khác nhau như: Nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất… Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông. Hơn nữa, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông còn là hành động đẹp để các em hình thành thói quen tốt, tôn trọng pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.
Việc tuân thủ luật thường xuyên, liên tục sẽ thành thói quen, lâu dần sẽ trở thành ý thức mỗi người. Khi đó, mọi quy tắc sẽ được thực hiện với thái độ tự nhiên, tự nguyện, tạo cảm giác thoải mái, quen thuộc, chớ không phải là sự bắt buộc, bất tiện. Tuyên truyền và xử lý vi phạm là 2 mặt công tác chủ đạo trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, phổ biến, giáo dục pháp luật như thế nào để người tham gia giao thông nhận thức được và hình thành thói quen thì trật tự an toàn giao thông mới thật sự được đảm bảo ổn định lâu dài.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...
|
Mỗi người lớn, mỗi bậc phụ huynh phải là tấm gương cho con em mình |
Chụp màn hình Global Times |
Câu chuyện đó đáng để mọi người suy ngẫm và xem xét lại việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như văn hóa giao thông của mình. Mỗi người trong chúng ta, trước khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới, ai cũng phải học để được cấp bằng lái theo quy định. Thế nhưng, ngoài tấm bằng có ý nghĩa về mặt pháp lý đó, yếu tố quan trọng là ý thức chấp hành luật pháp của mọi người để đảm bảo an toàn giao thông. Ý thức giao thông là việc tuân thủ các quy định luật Giao thông đường bộ khi chạy xe; ứng xử lịch sự và văn hóa như: không lấn, vượt trên đường hẹp, không cản trở luồng giao thông, không nhờ hoặc xin khi bị lực lượng xử phạt...
Một trong những quy tắc giao thông được quy định trong luật Giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định, đi bên phải theo chiều đi của mình, không phóng nhanh vượt ẩu, không chạy xe lạng lách, đánh võng; không nên điều khiển xe khi đã uống rượu, bia...
|
Tạo thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ở đường giao thông nông thôn |
lê quang huy |
Hiện nay, trên các tuyến đường, số lượng học sinh tham gia giao thông rất đông nhưng một bộ phận ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn.
Mỗi người lớn, mỗi bậc phụ huynh phải là tấm gương cho con em mình. Không được để những hành vi vi phạm pháp luật, như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi lái xe... của người lớn, khiến trẻ "ngơ ngác" khi hành động đó khác với những gì thầy cô dạy ở trường dạy cho trẻ.
Gần đây, khi quy định trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện đông đảo phụ huynh đã chấp hành nghiêm chỉnh, nhưng còn không ít người vẫn thờ ơ, thường vin vào nhiều lý do khác nhau như: Nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất… Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông. Hơn nữa, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông còn là hành động đẹp để các em hình thành thói quen tốt, tôn trọng pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.
Việc tuân thủ luật thường xuyên, liên tục sẽ thành thói quen, lâu dần sẽ trở thành ý thức mỗi người. Khi đó, mọi quy tắc sẽ được thực hiện với thái độ tự nhiên, tự nguyện, tạo cảm giác thoải mái, quen thuộc, chớ không phải là sự bắt buộc, bất tiện. Tuyên truyền và xử lý vi phạm là 2 mặt công tác chủ đạo trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, phổ biến, giáo dục pháp luật như thế nào để người tham gia giao thông nhận thức được và hình thành thói quen thì trật tự an toàn giao thông mới thật sự được đảm bảo ổn định lâu dài.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...