Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Đại dịch Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm của người lao động. Đây cũng là cơ hội để tín dụng đen tiếp tục len lỏi, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người dân cần sớm cảnh giác.
Thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu hằng ngày vẫn phải được bảo đảm ở mức tối thiểu.
Sau giãn cách, nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao, không chỉ là cho chi tiêu trước mắt mà còn để đầu tư, phục hồi sản xuất - kinh doanh sau thời gian dài gián đoạn do phòng chống dịch Covid-19.
Vay tiền qua App thủ tục đơn giản nhưng đi kèm là rất dễ rơi vào “bẫy” vay tiền với lãi suất cao hoặc phải trả những khoản phí vô lý.
Hiện nay, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” ngày càng tinh vi, chuyển hướng hoạt động qua các ứng dụng cho vay tiền online hoặc tiếp cận, chào mời người vay tiền qua điện thoại, mạng xã hội.
Chỉ cần lên mạng gõ thông tin tìm kiếm “vay tiền online”, sau 0,6 giây đã cho ra 177 triệu kết quả với thông tin cho vay tiền bằng lời chào mời hấp dẫn như: Chỉ 30 phút, vay từ 1 đến 20 triệu đồng - vay không cần chờ đợi, lãi suất vay ưu dãi, duyệt vay 30 triệu trong 3 phút, vay tiền nhanh cấp tốc lãi 0%... Khi người dân liên hệ vay tiền qua các ứng dụng này rất dễ rơi vào “bẫy” vay tiền với lãi suất cao hoặc phải trả những khoản phí vô lý.
Anh N.V.H (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, do cần tiền nên anh lên mạng xã hội tìm các ứng dụng cho vay tiền nhanh. Sau khi hỏi và làm các thủ tục vay mượn, anh T. nhận được thông báo đã nhập thiếu một số tài khoản nên phải đóng thêm 10% tổng số tiền sẽ vay để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin. Các đối tượng hứa sẽ hoàn lại cả tiền vay và tiền phí 10% sau khi làm thủ tục. Đoán đây chỉ là thủ đoạn lừa đảo, ăn chặn tiền nên anh T. đã không đồng ý. Liên tục sau đó, anh thường xuyên bị số lạ nhắn tin, gọi điện đe dọa vì… không chịu vay tiền.
Hiện nay, chỉ thông qua vài cuộc điện thoại, người vay đã nhận được tiền mà không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào. Tuy nhiên, việc dễ dãi trong vay mượn tiền đã khiến nhiều người phải trả giá đắt vì phải trả lãi suất cao, thậm chí bị đe dọa, bôi nhọ danh dự cả gia đình trên mạng xã hội.
Bà N.T.T (40 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) kể lại, trong lúc đang cần tiền kinh doanh mà chưa biết xoay xở ra sao thì bà nhận được điện thoại của một người tự xưng từ công ty tài chính nói sẽ cho vay 50 triệu đồng, thủ tục đơn giản, không cần thế chấp. Như “chết đuối vớ được cọc”, bà T. đã đồng ý làm các thủ tục vay tiền theo yêu cầu của đối phương mà không để ý đến cách tính lãi suất khi vay.
Sau khi hoàn tất thủ tục vay, chưa được nhận tiền thì bà T. nhận thông báo phải chuyển trước cho phía cho vay 5 triệu đồng phí thủ tục giải ngân. Thấy vô lý và cũng không còn tiền để chuyển nên bà V. từ chối không tiếp tục vay nữa. Ngay lập tức, đối tượng lên giọng đe dọa phải trả 5 triệu đồng phí làm hồ sơ, nếu không sẽ trừ tiền trong tài khoản cho vay của bà hoặc gọi điện cho người thân của bà; đưa hình ảnh, thông tin cá nhân của bà lên mạng xã hội bêu riếu.
Lo sợ nên bà T. đồng ý vay 50 triệu đồng và trả lãi theo ngày. “Ngày nào không kịp đóng tiền là chúng liên tục gọi điện cho người thân của tôi để đòi nợ. Do đó, tôi phải vay mượn người thân để trả lãi và gốc cho những đối tượng này 100 triệu đồng trong vòng 2 tháng 8 và 9-2021” - bà T. cho hay.
Bất cập trong công tác xử lý
Theo cơ quan chức năng, hình thức cho vay tiền qua các ứng dụng di động thực chất là một dạng “tín dụng đen” biến tướng bằng công nghệ và lách luật để hoạt động. Phương thức cho vay áp dụng công nghệ cao làm người dân ít kinh nghiệm dễ tin vào hoạt động này, cung cấp thông tin, hình ảnh để đăng ký vay và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hầu hết các ứng dụng đều đòi quyền truy cập trực tiếp vào điện thoại của khách hàng nên hoàn toàn có khả năng lộ thông tin cá nhân. Đây là một chiêu bài lợi dụng sơ hở của khách hàng để dễ bề khống chế, đe dọa.
Hàng triệu kết quả khi người dùng cần tìm trang vay tiền trên mạng xã hội
Hơn nữa, tất cả giao dịch đều là trực tuyến, không có giấy tờ chứng minh, khi xảy ra tranh chấp, người thiệt thòi nhiều nhất vẫn là khách hàng bởi thông tin về bên cho vay đều rất mơ hồ, không rõ ràng về địa chỉ. Đã có nhiều người vay rơi vào cảnh nợ nần không lối thoát khi trót vay tiền từ các ứng dụng online. Các đối tượng dễ dính bẫy “tín dụng đen” công nghệ đều là người dân nghèo, ít hiểu biết công nghệ, học sinh, sinh viên, người có nhu cầu vay vốn gấp.
Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Tuy nhiên, việc xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng trên thực tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là cho vay qua ứng dụng với số tiền thấp. Một số trường hợp cho vay qua ứng dụng được xác định có cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhưng số tiền thu lợi bất chính không đủ định lượng cấu thành tội phạm và cũng không có căn cứ xử lý. Cụ thể, trong trường hợp xác định đối tượng thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng, không thuộc các trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì không thể xử lý hình sự và cũng không thể xử lý hành chính được.
Do đó, người dân trước khi thực hiện vay mượn phải tìm hiểu rõ, tránh trường hợp bị các đối tượng lừa đảo. Trường hợp bị đe dọa hoặc đánh đập, khủng bố tinh thần thì người vay cần trình báo cơ quan chức năng giải quyết, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xem tiếp...
Thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu hằng ngày vẫn phải được bảo đảm ở mức tối thiểu.
Sau giãn cách, nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao, không chỉ là cho chi tiêu trước mắt mà còn để đầu tư, phục hồi sản xuất - kinh doanh sau thời gian dài gián đoạn do phòng chống dịch Covid-19.
Vay tiền qua App thủ tục đơn giản nhưng đi kèm là rất dễ rơi vào “bẫy” vay tiền với lãi suất cao hoặc phải trả những khoản phí vô lý.
Hiện nay, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” ngày càng tinh vi, chuyển hướng hoạt động qua các ứng dụng cho vay tiền online hoặc tiếp cận, chào mời người vay tiền qua điện thoại, mạng xã hội.
Chỉ cần lên mạng gõ thông tin tìm kiếm “vay tiền online”, sau 0,6 giây đã cho ra 177 triệu kết quả với thông tin cho vay tiền bằng lời chào mời hấp dẫn như: Chỉ 30 phút, vay từ 1 đến 20 triệu đồng - vay không cần chờ đợi, lãi suất vay ưu dãi, duyệt vay 30 triệu trong 3 phút, vay tiền nhanh cấp tốc lãi 0%... Khi người dân liên hệ vay tiền qua các ứng dụng này rất dễ rơi vào “bẫy” vay tiền với lãi suất cao hoặc phải trả những khoản phí vô lý.
Anh N.V.H (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, do cần tiền nên anh lên mạng xã hội tìm các ứng dụng cho vay tiền nhanh. Sau khi hỏi và làm các thủ tục vay mượn, anh T. nhận được thông báo đã nhập thiếu một số tài khoản nên phải đóng thêm 10% tổng số tiền sẽ vay để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin. Các đối tượng hứa sẽ hoàn lại cả tiền vay và tiền phí 10% sau khi làm thủ tục. Đoán đây chỉ là thủ đoạn lừa đảo, ăn chặn tiền nên anh T. đã không đồng ý. Liên tục sau đó, anh thường xuyên bị số lạ nhắn tin, gọi điện đe dọa vì… không chịu vay tiền.
Hiện nay, chỉ thông qua vài cuộc điện thoại, người vay đã nhận được tiền mà không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào. Tuy nhiên, việc dễ dãi trong vay mượn tiền đã khiến nhiều người phải trả giá đắt vì phải trả lãi suất cao, thậm chí bị đe dọa, bôi nhọ danh dự cả gia đình trên mạng xã hội.
Bà N.T.T (40 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) kể lại, trong lúc đang cần tiền kinh doanh mà chưa biết xoay xở ra sao thì bà nhận được điện thoại của một người tự xưng từ công ty tài chính nói sẽ cho vay 50 triệu đồng, thủ tục đơn giản, không cần thế chấp. Như “chết đuối vớ được cọc”, bà T. đã đồng ý làm các thủ tục vay tiền theo yêu cầu của đối phương mà không để ý đến cách tính lãi suất khi vay.
Sau khi hoàn tất thủ tục vay, chưa được nhận tiền thì bà T. nhận thông báo phải chuyển trước cho phía cho vay 5 triệu đồng phí thủ tục giải ngân. Thấy vô lý và cũng không còn tiền để chuyển nên bà V. từ chối không tiếp tục vay nữa. Ngay lập tức, đối tượng lên giọng đe dọa phải trả 5 triệu đồng phí làm hồ sơ, nếu không sẽ trừ tiền trong tài khoản cho vay của bà hoặc gọi điện cho người thân của bà; đưa hình ảnh, thông tin cá nhân của bà lên mạng xã hội bêu riếu.
Lo sợ nên bà T. đồng ý vay 50 triệu đồng và trả lãi theo ngày. “Ngày nào không kịp đóng tiền là chúng liên tục gọi điện cho người thân của tôi để đòi nợ. Do đó, tôi phải vay mượn người thân để trả lãi và gốc cho những đối tượng này 100 triệu đồng trong vòng 2 tháng 8 và 9-2021” - bà T. cho hay.
Bất cập trong công tác xử lý
Theo cơ quan chức năng, hình thức cho vay tiền qua các ứng dụng di động thực chất là một dạng “tín dụng đen” biến tướng bằng công nghệ và lách luật để hoạt động. Phương thức cho vay áp dụng công nghệ cao làm người dân ít kinh nghiệm dễ tin vào hoạt động này, cung cấp thông tin, hình ảnh để đăng ký vay và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hầu hết các ứng dụng đều đòi quyền truy cập trực tiếp vào điện thoại của khách hàng nên hoàn toàn có khả năng lộ thông tin cá nhân. Đây là một chiêu bài lợi dụng sơ hở của khách hàng để dễ bề khống chế, đe dọa.
Hàng triệu kết quả khi người dùng cần tìm trang vay tiền trên mạng xã hội
Hơn nữa, tất cả giao dịch đều là trực tuyến, không có giấy tờ chứng minh, khi xảy ra tranh chấp, người thiệt thòi nhiều nhất vẫn là khách hàng bởi thông tin về bên cho vay đều rất mơ hồ, không rõ ràng về địa chỉ. Đã có nhiều người vay rơi vào cảnh nợ nần không lối thoát khi trót vay tiền từ các ứng dụng online. Các đối tượng dễ dính bẫy “tín dụng đen” công nghệ đều là người dân nghèo, ít hiểu biết công nghệ, học sinh, sinh viên, người có nhu cầu vay vốn gấp.
Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Tuy nhiên, việc xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng trên thực tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, nhất là cho vay qua ứng dụng với số tiền thấp. Một số trường hợp cho vay qua ứng dụng được xác định có cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhưng số tiền thu lợi bất chính không đủ định lượng cấu thành tội phạm và cũng không có căn cứ xử lý. Cụ thể, trong trường hợp xác định đối tượng thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng, không thuộc các trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì không thể xử lý hình sự và cũng không thể xử lý hành chính được.
Do đó, người dân trước khi thực hiện vay mượn phải tìm hiểu rõ, tránh trường hợp bị các đối tượng lừa đảo. Trường hợp bị đe dọa hoặc đánh đập, khủng bố tinh thần thì người vay cần trình báo cơ quan chức năng giải quyết, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xem tiếp...