MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
2M

‘Tháp Chăm Bình Định’ Cẩm Nang Du Lịch Mới Nhất 2023

Vĩnh Hưng

Fan Cứng
Từ lâu Bình Định được biết đến là nơi gắn liền với nền văn hóa lịch sử đương đại Việt Nam. Không chỉ là miền đất võ, Bình Định còn nổi tiếng bởi văn hóa Champa độc đáo, thú vị. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống. Đến nay vẫn giữ được toàn vẹn những tầng văn hóa nổi và chìm trong lòng đất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Blogdulichquynhon.com tìm hiểu các Tháp Chăm Bình Định được du khách ghé thăm nhiều nhất dưới đây nhé!

Giới thiệu đôi nét về Tháp Chăm Bình Định


Công trình đền tháp theo phong cách Champa chắc hẳn chỉ có tại Bình Định. Nơi đây lưu giữ công trình đồ sộ và mang tính nghệ thuật tiêu biểu. Với kiểu kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm. Bạn sẽ phải bất ngờ trước vẻ đẹp lộng lẫy. Thán phục trước nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đỉnh cao của văn hóa Chăm pa.


Kiến trúc độc đáo Tháp Chăm Bình Định


Những kiến trúc độc đáo Tháp Chăm Bình Định


Hiện hữu giữa cái nắng nóng của mảnh đất miền Trung của Tổ quốc. Những tòa tháp luôn sừng sững hiện diện như một dấu ấn lịch sử của đời trước để lại cho con cháu. Theo các nhà nghiên cứu, tháp Chăm là kiến trúc đồ sộ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Được xây dựng tập trung chủ yếu tại thành phố Quy Nhơn và 3 huyện Tuy Phước, An Nhơn và Tây Sơn.


Tháp chăm Bình Định


Vẻ đẹp khiến lữ khách thập phương say đắm


Đã ngàn năm trôi qua, thế nhưng các cụm tháp Chăm tại nơi đây luôn có sức hút mãnh liệt. Khiến cho bất cứ du khách nào đến đây cũng phải tò mò, khám phá, chiêm nghiệm. Nơi đây ẩn chứa nền văn hóa, là kho tàng chứa đựng những báu vật. Đây chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn tại Bình Định bạn không nên bỏ lỡ.

Nên du lịch tháp Chăm Bình Định thời điểm nào?


Gắn liền với khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nên thời điểm lý tưởng nhất để tham quan tháp Chăm Bình Định là từ tháng 2 đến tháng 8. Thời gian này Bình Định thường ít mưa, nắng ráo đẹp trời. Rất thích hợp cho những chuyến du lịch Quy Nhơn, tham quan ngoài trời của du khách.


Check in Tháp Chăm Bình Định


Những tuyệt tác đỉnh cao


Còn từ khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau, Bình Định thường mưa giông nhiều. Có nhiều cơn bão lớn đổ bộ khiến cho việc tham quan của du khách sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết. Tránh đi vào những ngày mưa to, gió lớn. Mọi trục trặc xảy ra sẽ khó được xử lý nhanh chóng.

Những trải nghiệm hấp dẫn tại tháp Chăm Bình Định


Nếu bạn chỉ có một ngày để thăm quan Bình Định, thì lựa chọn số một chính là tháp Chăm. Cùng xem khu du lịch này có gì khiến du khách mê mẩn đến vậy nhé!

Tham quan tháp Bình Lâm


Là một ngôi tháp cổ mang tên tháp Bình Lâm. Tọa lạc tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Hình dạng tháp là bình đồ vuông chia thành 3 tầng. Được thiết kế theo mô típ tách trực tiếp lên gạch. Các tỷ lệ được cân đối tạo nên một nét đẹp riêng biệt.


Tháp Chăm Bình Định


Tháp Bình Lâm quan sát từ trên cao


Tháp cao 20m đáy hình vuông, thân tháp cao phía đỉnh gồm hai tầng được thu nhỏ dần lên trên. Họa tiết được trang trí hoa văn tinh tế. Lối kiến trúc cũng rất hài hoà kết hợp với các đường nét tinh xảo, có một không hai. Đến đây du khách như được lạc vào những tòa lâu đài cổ nguy nga, tráng lệ.


Đường nét Tháp Chăm Bình Định


Những đường nét tinh xảo gây ấn tượng


Được người Chăm cổ xưa để lại trên mảnh đất Bình Định đến nay tháp Bình Lâm là một trong những công trình quan trọng mang giá trị văn hoá nghệ thuật lịch sử đương đại. Lọt top xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993. Mang nhiều giá trị lịch sử vì vậy nơi đây luôn thu hút khách du lịch tham quan.

Tham quan tháp Bánh Ít


Khiến lòng người say đắm khi ghé thăm không thể không kể đến tháp Bánh Ít. Nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xây dựng vào cuối thế kỉ XI trên đỉnh một quả đồi. Nằm giữa 2 nhánh sông Kôn là Tân An và cầu Gành.


Một góc Tháp Bánh Ít


Khung cảnh hữu tình đẹp đến nao lòng


Sở dĩ có tên gọi đặc biệt như vậy là bởi được gắn liền với một loại đặc sản ở Bình Định. Được gọi là bánh ít và có tên gọi khác là tháp Bạc. Công trình này xây dựng vào thế kỉ 10, hiện thân của phong cách xây dựng văn hoá Chăm pa cổ đại. Bức tượng đá hiện lên như những vũ nữ uốn lượn cùng với bức phù điêu. Mở ra trước mắt khách du lịch khung cảnh tuyệt mỹ say mê lòng người.

Tháp Cánh Tiên


Nằm tại vị trí trên đỉnh một quả đồi thuộc địa phận Nam Tân, Nhơn Hậu, An Nhơn. Tháp Cánh Tiên chính là trung tâm của thành Đồ. Cách thành phố Quy Nhơn chỉ 25km về hướng Tây Bắc. Để đến tháp Cánh Tiên có rất nhiều phương tiện di chuyển. Tuy nhiên phổ biến và tiết kiệm nhất đó là di chuyển bằng phương tiện xe máy.

Tháp cánh tiên mang trong mình nét Bình Định đặc trưng. Tuy nhiên tháp vẫn chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Angkor Wat. Giải thích cho sự giao thoa này là do vương quốc Khmer và Champa thời xa xưa luôn giao lưu và buôn bán với nhau.


Vẻ đẹp tuyệt đỉnh của Tháp Chăm Bình Định


Nét đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết


Đây là ngôi tháp duy nhất còn sót lại có vị trí đặc biệt. Nằm ở trung tâm thành phố kinh đô của vương quốc Champa xưa. Có thể nói Tháp Cánh Tiên là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Thuộc nhóm các cụm tháp ít thấy trong lịch sử Champa.


Luyện võ tại Tháp Chăm Bình Định


Nơi tập luyện của bao võ sĩ Bình Định


Khi tham quan, du khách sẽ phát hiện điểm đặc biệt của tháp. Các cột ốp được làm từ những phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn. Bốn phía các tháp được gắn trang trí hình cánh chim bắt mắt. Phác họa cánh chim phụng đang bay lên. Tựa như những nàng tiên đang nhảy múa. Vì lẽ đó mà cái tên tháp cánh tiên được hình thành.

Tham quan tháp Đôi


Nếu bạn tò mò văn hóa Champa thì không thể bỏ lỡ công trình kiến trúc tháp Đôi. Đây là một nhân chứng sống, nằm tại góc đường Trần Hưng Đạo. Tháp Đôi thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, với tổng diện tích khoảng 6.000m2. Được bao phủ bởi những thảm cỏ xanh và rặng cây rợp bóng mát. Là nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm.


Diện tích tháp đôi Bình Định


Diện tích rộng lớn của Tháp Đôi


Để đến được tháp Đôi bạn có thể di chuyển bằng xe khách, ô tô hay xe máy. Xuất phát từ thành phố Quy Nhơn, bạn chạy thẳng theo quốc lộ 19. Đi về hướng thành phố khoảng 650m. Dọc theo tuyến đường sẽ nhìn thấy tháp Đôi nằm phía bên tay trái.


Chụp ảnh tại tháp Chăm Bình Định


Góc sống ảo cực chất dành cho du khách check in


Cấu trúc hình dạng tháp thiết kế hình vuông. Được chia nhiều tầng gồm 2 phần chính là phần vuông vức và đỉnh tháp chứa mặt cong. Tháp lớn cao khoảng 20m còn tháp nhỏ kém 2m nằm liền kề nhau. Sự kết hợp này hiện lên như một cặp tình nhân quấn quýt đầy ân tình. Du khách tham quan tại đây đừng quên check in cùng tiểu cảnh độc đáo này nhé!


Vẻ đẹp con gái Bình Định


Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của gái Bình Định

Tham quan tháp Dương Long


Nằm tại vị trí đắc địa giữa hai thôn Anh Chánh xã Bình Tây, và Vân Tường xã Bình Hòa. Tháp Dương Long sẽ đưa du khách đến với không gian của sự bình yên pha chút cổ điển . Đến đây, bạn sẽ không khỏi tò mò bởi bao quanh tháp có những nét kiến trúc thật bí ẩn.


Nét đẹp tháp Chăm Bình Định


Nét đẹp kiêu sa sừng sững giữa đất trời


Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay giá trị của tháp Dương Long vẫn đang được gìn giữ. Mô hình tháp Giữa lên đến 39m. Lần lượt hai tháp Bắc có chiều cao là 32m và tháp Nam chiều cao là 33m. Đây là cụm ba tháp bằng gạch cao nhất Đông Nam Á. Vẻ đẹp tuyệt đỉnh nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Tham quan tháp Thủ Thiện


Nếu bạn đã chiêm ngưỡng hết những tòa tháp có kích cỡ khủng. Vậy hãy cùng đến với một cái tên mang phong cách nhỏ nhắn đó là Thủ Thiện. Nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, Tây Sơn, Bình Định. Đây là di tích chỉ có một ngôi tháp duy nhất 8.5m. Đế tháp cao hơi thóp ở phần giữa và có hình dáng choãi rộng ở trên nâng toàn bộ thân tháp.


Kiến trúc Tháp Chăm Bình Định


Kiến trúc sắc xảo, tinh tế có một không hai – Tháp Chăm Bình Định


Thiết kế vòm cửa đã bị sập nhưng vẫn có thể hình dung được. Nhờ cấu trúc ba cửa còn tương đối nguyên vẹn. Tông màu chủ đạo là màu gạch đỏ, đây là loại gạch tốt nhất của người Chăm. Sở hữu đặc điểm không phai màu. Và đó cũng là ưu điểm tỏa ra vẻ uy thế và bí ẩn của tháp Thủ Thiện. Khiến du khách phải tò mò tìm hiểu về nó.

Vậy là Blogdulichquynhon.com đã giới thiệu đến bạn cẩm nang du lịch Tháp Chăm Bình Định. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được những Tháp Chăm được du khách kéo đến nhiều nhất. Đừng quên theo dõi Blogdulichquynhon.com để cập nhật thêm nhiều bài viết về Văn hóa địa phương mới nhất nhé!

Tác giả: Tâm Kem – Ảnh: Sưu tầm

Có 620 Lượt xem

Xem tiếp...
 
Top Bottom