MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
85
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
563K

‘Tam tai’ với Apple chưa kết thúc khi Mỹ cáo buộc độc quyền trong thị trường smartphone

Trước đó, Apple phải đối mặt với các cuộc điều tra và lệnh chống độc quyền ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.


Ngày 21/3, Bộ Tư pháp Mỹ chính thức kiện Apple - đây là hành động chống độc quyền quan trọng đầu tiên của chính quyền ông Biden nhắm vào nhà sản xuất iPhone, cáo buộc họ độc quyền thị trường điện thoại thông minh, theo Reuters.

Apple gia nhập danh sách các công ty công nghệ lớn bị cơ quan quản lý tại Mỹ khởi kiện, dưới thời của cả cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden, trong đó bao gồm Alphabet - công ty mẹ Google, Meta Platforms - công ty mẹ Facebook, và Amazon.

“Người tiêu dùng không nên bị ‘móc túi’ nhiều hơn bởi các công ty vi phạm luật chống độc quyền”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick Garland tuyên bố trong một văn bản.

"Nếu không bị thách thức, Apple sẽ vẫn tiếp tục củng cố vị thế độc quyền của họ trong lĩnh vực điện thoại thông minh”, ông Merrick Garland cho hay.

crawl-20240321215214750-20240321215214777.jpg

Logo Apple bên ngoài Apple Store tại New York. (Ảnh: Reuters).


Bộ Tư pháp cáo buộc Apple sử dụng sức mạnh thị trường của mình để kiếm thêm tiền từ người tiêu dùng, nhà phát triển, người sáng tạo nội dung, nghệ sĩ, nhà xuất bản, doanh nghiệp nhỏ và thương nhân.

Vụ kiện dân sự cáo buộc Apple độc quyền bất hợp pháp đối với thị trường điện thoại thông minh thông qua việc áp đặt các hạn chế hợp đồng và ngăn chặn quyền truy cập quan trọng đối với các nhà phát triển.

Trước Mỹ, Apple phải đối mặt với các cuộc điều tra và lệnh chống độc quyền ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các vụ kiện từ các đối thủ cạnh tranh như Epic Games.

Một trong những mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất của Apple là App Store, nơi tính phí hoa hồng từ các nhà phát triển lên đến 30%, vẫn tồn tại sau một thời gian kiện tụng kéo dài với Epic Games.

Mặc dù toà án phán quyết rằng Apple không vi phạm luật chống độc quyền, nhưng một thẩm phán liên bang đã ra lệnh cho Apple cho phép các liên kết và nút để thanh toán trong các ứng dụng mà không cần sử dụng phương thức thanh toán của Apple.

Ở châu Âu, mô hình kinh doanh App Store của Apple đã bị phá vỡ bởi luật mới có tên là Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2024. Tại đây, Apple có kế hoạch cho phép các nhà phát triển cung cấp các cửa hàng ứng dụng riêng của họ - và quan trọng là không phải trả bất kỳ khoản hoa hồng nào.

Tuy nhiên, các đối thủ như Spotify và Epic cho rằng Apple vẫn đang khiến việc mở các cửa hàng ứng dụng thay thế trở nên quá khó khăn.

Các phán quyết về App Store của Apple buộc Bộ Tư pháp Mỹ phải xem xét các hoạt động khác của nhà sản xuất iPhone để làm căn cứ cho khiếu nại. Chẳng hạn như cách Apple cho phép các công ty bên ngoài truy cập vào chip và cảm biến trong iPhone.

Các công ty phần cứng tiêu dùng, chẳng hạn như nhà sản xuất thiết bị theo dõi thông minh Tile Inc, từ lâu đã phàn nàn rằng Apple hạn chế cách họ có thể làm việc với cảm biến của iPhone trong khi phát triển các sản phẩm cạnh tranh có quyền truy cập lớn hơn.

Apple bắt đầu bán AirTags - có thể gắn vào các vật dụng như chìa khóa xe hơi để giúp người dùng tìm thấy chúng khi bị mất, chỉ sau vài năm khi Tile mở bán một sản phẩm tương tự.

Cũng như thế, Apple đã hạn chế quyền truy cập vào một chip trong iPhone cho phép thanh toán không tiếp xúc. Thẻ tín dụng chỉ có thể được thêm vào iPhone bằng cách sử dụng dịch vụ Apple Pay của riêng Apple.

Và Apple cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích về dịch vụ iMessage, chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple.

Apple từ lâu đã lập luận rằng họ hạn chế quyền truy cập vào một số dữ liệu người dùng và một số phần cứng của iPhone đối với các nhà phát triển bên thứ ba vì lý do bảo mật và an ninh.

Xem tiếp...
 
Top Bottom